Đơn vị thi công cây xanh Quảng Ngãi chuyên nghiệp, uy tín

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí quyết trồng dưa gang đơn giản bằng chậu nhựa thông minh

Các loại dưa và những điều cần lưu ý khi thưởng thức chúng

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Lan phi điệp có mấy loại? Trồng và chăm sóc có dễ không?

Lan quân tử hợp với tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc dễ không?

Cá lóc – đặc điểm, công dụng và cách nuôi chuẩn năng suất cao

Cá lóc là loài cá được ưa chuộng nên trở thành nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Bạn dễ dàng bắt gặp chúng trong các nhà hàng từ đồng quê dân giã cho đến sang trọng đẳng cấp. Chính vì vậy mà Khuyến Nông TPHCM muốn giúp bạn hiểu hơn về loài cá này bằng cách cung cấp cho bạn nhiều thông tin về đặc điểm, công dụng và cách nuôi cá đem lại năng suất cao trong thời gian ngắn nhất.

Cá lóc được dùng làm nhiều món ăn khác nhau.
Cá lóc được dùng làm nhiều món ăn khác nhau.

Giới thiệu về cá lóc

Đặc điểm

Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: cá tràu, cá chuối, cá quả, cá hoa, cá sộp… Chúng có bản tính ăn tạp và hung dữ, thường ăn những loài động vật nhỏ hơn mình. Cá có kích thước lớn với dáng thuôn dài.

Cá lóc là loài cá nước ngọt, thường sống ở những kênh rạch, ao hồ, đồng ruộng, sông, đầm lầy,…Cả những môi trường ô nhiễm nước đục, nước ao tù… Chúng còn có thể sống nơi cửa sông trong môi trường nước lợ.

Tuy nhiên, môi trường thích hợp nhất cho cá lóc sinh trưởng và phát triển là những nơi có rong đuôi chó, có cỏ hay bèo vì nơi này tập trung nhiều con mồi cho chúng ăn.

Vào mùa hè, thời tiết nóng nực, cá thường ngoi lên tầng nước mặt để bắt mồi. Vào mùa đông, chúng chủ yếu hoạt động ở tầng đáy. Loài cá này có thể chịu được nhiệt độ cao nhất là 30 độ C.

Nếu nuôi cá lóc để phát triển kinh tế, chăm sóc và cho ăn đúng chế độ chúng sẽ lớn rất nhanh (nhờ bản chất ăn tạp). Chỉ trong 6 tháng, chúng sẽ đạt trọng lượng từ 0,8 – 1,2kg. Có thể tùy chọn mô hình nuôi cá phù hợp: bằng ao đất hay những bồn nhựa, bể ximăng, bể lót bạt,… Tất cả đều có thể đem lại năng suất cao nếu như chăm sóc đúng cách.

Công dụng của cá lóc

Như chúng ta đã biết, loài cá này được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon và hấp dẫn.

Ngoài ra, chúng còn được dùng để trị bệnh. Nhờ vị ngọt, tính bình, không chứa độc tố mà trong Đông y cá lóc được dùng để bồi bổ khí huyết, tiêu đờm, tốt cho phụ nữ ít sữa. Đặc biệt đây còn là “liều thuốc bổ” cho những người mới ốm dậy nhờ tính dễ hấp thu vào cơ thể.

Cá lóc hấp vừa ngon vừa bổ.
Cá lóc hấp vừa ngon vừa bổ.

Chuẩn bị nuôi cá lóc

Chọn thời điểm thích hợp

Cá lóc dễ nuôi, dễ lớn nên chỉ cần chủ động nguồn thức ăn cho chúng bạn có thể thả nuôi vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những hộ chuyên nuôi cá lóc, mỗi năm có 3 vụ thả cá như sau:

  • Vụ thứ nhất (hay còn gọi là vụ chính): Thả cá vào tháng 4, tháng 5 âm lịch, đến tháng 8 hoặc tháng 9 bạn thi hoạch. Đây là vụ cá nuôi nhàn nhất, chi phí đầu tư thấp nhất (do không đầu tư thức ăn nhiều) mà cá lại lớn nhanh nhất nhờ vào thời tiết thích hợp và nguồn thức ăn dồi dào.
  • Vụ thứ 2: Bạn thả cá vào tháng 8 hoặc tháng 9 âm lịch đến tháng 12 hay tháng 1 năm sau thì thu hoạch. Thời điểm này, bạn cũng tận dụng được nguồn thức ăn từ phụ phẩm thủy sản tự nhiên.
  • Vụ thứ 3: Thả nuôi cá lóc vào tháng giêng cho đến cuối tháng 7 thì thu hoạch. Đây là giai đoạn cá lớn khá chậm, nguồn thức ăn tự nhiên khan hiếm nên bạn tốn chi phí thức ăn khá cao. Do đó, đây là vụ nuôi khó mà lời được.

Chuẩn bị ao nuôi

Yêu cầu ao nuôi có diện tích từ 500 – 2000m vuông. Tốt nhất là thiết kế theo hình chữ nhật để thuận tiện cho việc thu hoạch cá. Mực nước ao có độ sâu từ 2 – 2,5m. Độ mặn của nước từ 0 – 8% là phù hợp nhất. Quan trọng nhất là ao nuôi phải có hệ thống cấp thoát nước hoạt động tốt.

Bạn có thể tận dụng những ao cá đã qua sử dụng nhưng trước khi nuôi cần cải tạo ao. Cách cải tạo ao nuôi cá lóc như sau:

  • Tháo sạch nước trong ao, vét hết bùn dơ nơi đáy ao.
  • Bón vôi để xử lý mầm bệnh với tỷ lệ 10 – 15kg vôi/100m vuông mặt ao.
  • Sau đó phơi ao từ 3 – 5 ngày.

Cải tạo ao nuôi xong bạn tháo nước vào ao với độ sâu 1m. Nước vào ao phải đi qua bộ lọc để hạn chế rác thải và tránh việc cá lớn vào ao ăn mất cá con khi bạn thả cá lóc giống. Để nguyên ao như vậy 3 ngày sau bạn mới nên thả cá vào.

Sau khi thả cá giống, mỗi tuần bạn cấp thêm 1 đợt nước từ 10 – 15cm cho đến khi đạt 2 – 2,5m thì ngưng.

Nên chuẩn bị ao hình chữ nhật để tiện cho việc thu hoạch sau này.
Nên chuẩn bị ao hình chữ nhật để tiện cho việc thu hoạch sau này.

Kỹ thuật nuôi cá lóc mau lớn

Phương pháp chọn cá lóc giống

Khi chọn cá giống, bạn nên chọn đàn cá có kích thước đều nhau. Cá phải khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, không bị dị tật, đủ vây, vảy, không bị xây xát và hoạt động nhanh nhẹn. Trọng lượng từ 300 – 1000 con 1 kg là chuẩn nhất, không nên chọn cá quá bé hay quá to.

Tùy vào diện tích ao nuôi mà bạn chuẩn bị số lượng cá lóc giống phù hợp. Thông thường đối với ao đất mỗi mét vuông phù hợp với 8 – 10 con. Nếu nuôi cá bằng bể xi măng hay bể lót bạt, bạn có thể nuôi nhiều hơn với mật độ 10 – 20 con/mét vuông.

Hướng dẫn thả cá lóc giống

Cũng giống như những loại cá chép hay cá rô phi, bạn nên tắm cá qua dung dịch nước muối loãng 2 – 3% trước khi thả vào ao để loại bỏ nấm bệnh hay những loại ký sinh trùng gây hại. Chỉ cần cho cá tắm trong 10 phút là đủ.

Sau đó bạn nhẹ nhàng đặt nguyên bao cá trên mặt ao tầm 15 phút để cá thích nghi với môi trường mới. Cuối cùng bạn mở miệng bao cho cá lóc tự chui ra. Tránh đổ ào ngay xuống ao dễ khiến cá bị sốc.

Thời điểm thả cá thích hợp là buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

Cho cá lóc ăn như thế nào để chúng lớn nhanh?

Tùy theo giai đoạn phát triẻn của cá mà có chế độ cho ăn phù hợp.

  • Trong tháng đầu bạn nên cho cá ăn mỗi ngày 3 lần vào 3 buổi sáng, trưa và chiều.
  • Đến tháng thứ 2 trở đi, chỉ cần cho cá ăn 2 lần mỗi ngày là đủ.

Trước khi cho ăn bạn nên tạo tiếng động để cá gom lại. Sau này, theo phản xạ có điều kiện chúng sẽ tập hợp khi nghe tiếng động ấy. Bạn có thể dùng những loại thức ăn như Cargill, UP, CP,…

Tuy nhiên, nếu cá chưa quen với những loại thức ăn công nghiệp này bạn nên tập từ từ theo cách sau:

  • Rửa sạch, xay nhuyễn thức ăn gồm những loại cá tạp tươi. Trộn vào khoảng 2 – 3% thức ăn công nghiệp.
  • Cho thức ăn lên sàng bằng tre hay trúc với diện tích tầm 1m vuông, khoảng cách giữa các nẹp sàng tầm 1,5cm. Đặt sàng nổi trên mặt nước cách bờ từ 4 – 5m.
  • Cá sẽ tự đến rỉa thức ăn.
  • Mỗi lần cho ăn, bạn lại tăng thêm lượng thức ăn công nghiệp.
  • Chỉ mất tầm 10 – 15 ngày là cá sẽ quen với mùi vị thức ăn này. Khi đó bạn chuyển hẳn sang thức ăn công nghiệp.

Thỉnh thoảng bạn nên trộn thêm vitamin C và men tiêu hóa để tăng đề kháng và giúp cá tiêu hóa thức ăn nhanh chóng.

Thời điểm tập cho cá lóc ăn thức ăn công nghiệp là sau khi thả 20 ngày để chúng không bị mất sức.

Quản lý ao nuôi

Quá trình nuôi cá lóc bạn cần chú ý những yếu tố sau:

Lúc mới thả cá giống, chúng thường quanh quẩn nơi mé bờ, dễ bị chim cò ăn. Do đó, bạn có thể dùng lưới rào xung quanh ao để hạn chế thất thoát.

Khi cho cá ăn, bạn nên nhẹ nhàng rải thức ăn và rải từ từ nhằm tránh để thức ăn dư thưad ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh của ao cá.

Theo dõi khả năng săn bắt mồi của cá. Nếu thấy cá có biểu hiện giảm ăn hoặc không tăng lượng thức ăn thì tìm hiểu nguyên nhân ngay. Có thể chúng đang gặp phải những vấn đề sau:

  • Cá lóc đang bị hoặc đang ủ bệnh. Cá thường bị ghẻ. Bạn có thể dùng IODINE nồng độ 1ppm đổ xuống ao nuôi. Tùy theo tình trạng bệnh mà dùng thuốc phù hợp. Mỗi lần đổ thuốc cách nhau 5 ngày.
  • Môi trường ao đang bị bẩn, thiếu khí oxy và thừa khí độc. Lúc này bạn nên thay nước ngay

Bạn có thể dùng những loại vi sinh để xử lý đáy ao giúp giải phóng những khí độc. Việc này tiến hành sau khi nuôi cá được 2 tháng.

Thu hoạch

Thời gian nuôi cá lóc khoảng 5 tháng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,3 – 0,5 kg mỗi con, bạn có thể tiến hành thu hoạch. Nếu nhu cầu thị trường cần cá lớn hơn thì bạn tiếp tục chăm sóc thêm.

Nên thu bằng rọ một cách nhẹ nhàng để tránh xây xát cá.

Thu hoạch khi cá được 0,3 – 0,5kg mỗi con.
Thu hoạch khi cá được 0,3 – 0,5kg mỗi con.

Đến đây bạn có thể thấy được việc nuôi cá lóc không mấy khó khăn đúng không? Do vừa có thể chế biến được nhiều món ăn ngon lại khá bổ dưỡng nên nhu cầu thị trường hầu như chưa bao giờ xuống thấp. Bạn nên cân nhắc để thực hiện việc nuôi cá để phát triển kinh tế gia đình nhé!

Chúc bạn sớm đưa ra những lựa chọn của riêng mình!

5/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Hiện nước ta có 4 loại ba ba phổ biến.

Con ba ba có dễ nuôi không? Kinh nghiệm nuôi ba ba thịt

Rùa nước ngọt chân có màng bơi.

Nuôi rùa nước ngọt làm cảnh dễ hay khó? Phù hợp với mệnh nào?

Rùa cạn đang được nuôi dưỡng như những loại thú cưng.

Rùa cạn được nuôi như thú cưng bằng các phương pháp đơn giản

Cá rô phi sống khỏe mạnh ở nhiệt độ nước từ 25 – 30 độ C.

Nuôi cá rô phi trong bể xi măng đạt năng suất và thu nhập cao

Cá chép cảnh là loài cá được ưa chuộng.

Nuôi cá chép cảnh trong bể xi măng sạch đẹp lại dễ chăm sóc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn