Đơn vị thi công cây xanh Quảng Ngãi chuyên nghiệp, uy tín

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí quyết trồng dưa gang đơn giản bằng chậu nhựa thông minh

Các loại dưa và những điều cần lưu ý khi thưởng thức chúng

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Lan phi điệp có mấy loại? Trồng và chăm sóc có dễ không?

Lan quân tử hợp với tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc dễ không?

Các loại khoai phổ biển nhất ở Việt Nam và cách phân biệt

Trong những bữa ăn của người Việt, ngoài rau quả chúng ta vẫn thấy xuất hiện nhiều loại củ khác nhau. Điển hình là các loại củ khoai vừa đa dạng vừa bổ dưỡng. Để dễ dàng phân biệt được chúng, hôm nay Khuyến Nông TPHCM mời bạn cùng đọc bài viết này. Sau đó bạn sẽ dễ dàng nhận biết ngay khi nhìn thấy mỗi loại khoai cũng như biết cách dùng chúng sao cho phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ở Việt Nam có khá nhiều loại khoai.
Ở Việt Nam có khá nhiều loại khoai.

Giới thiệu chung về các loại khoai

Như chúng ta đã biết: Khoai là tên gọi chung của nhiều loài thực vật có củ dùng làm thức ăn. Hầu hết các loại khoai đều thuộc dạng cây thân thảo hoặc thân leo thuộc chi Dioscorea, họ Dioscoreaceae. Duy chỉ có khoai lang là không thuộc những loài trên mà chúng thuộc họ Bìm Bìm (cùng với rau muống).

Ngoài ra, chúng còn có một đặc điểm chung nhất là đều chứa tinh bột. Chúng được trồng lấy củ để luộc lên và sử dụng như những loại thức ăn.

Các loại khoai phổ biến

Hiện nay ở nước ta có khá nhiểu loại khoai khác nhau. Điển hình là khoai lang, khoai từ, khoai tây, khoai dong, sắn dây, củ mài,… Chúng ta hãy lần lượt tìm hiểu từng loại nhé!

Khoai lang

Tên khoa học của khoai lang là Ipomoea batatas. Khoai lang là một trong các loại khoai phổ biến nhất ở nước ta. Chúng phân bố rải rác ở hầu hết các tình thành.

Từ xưa, nền nông nghiệp Việt Nam đã quá quen thuộc với loại khoai này. Ngoài việc trồng lấy củ chúng còn được trồng để lấy thân và lá làm thức ăn gia súc. Ngày nay, người ta nghiên cứu trong thân và lá rau lang chứa nhiều vitamin nên con người cũng dùng phần ngọn lang làm thức ăn khá nhiều. Chính vì vậy, hình thức trồng khoai lang lấy ngọn ngày càng phổ biến.

Khoai lang có khá nhiều loại. Phổ biến hơn cả là khoai lang đà lạt, khoai lang nhật, khoai lang mật,…

Bạn có thể dùng loại củ này để nướng, luộc, hấp, nấu canh,… đều rất ngon và bổ dưỡng.

Khoai lang là một trong những loại khoai phổ biến nhất ở nước ta.
Khoai lang là một trong những loại khoai phổ biến nhất ở nước ta.

Khoai từ

Đây là một trong các loại khoai nổi bậc ở nước ta. Chúng còn được gọi là củ từ với tên khoa học là Dioscorea esculenta.

Khoai từ là cây dây leo có củ chắc và bở nhưng cũng có củ sần và cứng. Đây là một trong các loại khoai được trồng phổ biến ở miền Bắc.

Bạn có thể dùng khoai từ để nấu canh xương hoặc đơn giản nhất là chế biến bằng phương pháp luộc.

Thông thường chúng được thu hoạch và bày bán nhiều vào giai đoạn gần Tết Nguyên Đán.

Đông y gọi đây là nhân sâm bình dân vì chúng đem lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đông y gọi đây là nhân sâm bình dân vì chúng đem lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Khoai tây

Với tên khoa học là Solanum tuberosum. Khoai tây là một trong các loại khoai có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh. Do đó, chúng là một trong những cây nông nghiệp ngắn ngày không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

Chúng được tiêu thụ khá nhiều. Xét về sản lượng, chúng chỉ xếp sau lúa, lúa mì và ngô (bắp). Ở nước ta, người ta chủ yếu dùng củ khoai tây để chiên giòn, hầm xương, nấu canh hay xào nấu nhiều món ăn khác nhau.

Khoai tây được trồng và tiêu thụ khá nhiều.
Khoai tây được trồng và tiêu thụ khá nhiều.

Khoai môn (khoai sọ)

Khoai môn hay còn có tên gọi khác là khoai sọ. Đây là một trong các loại khoai thuộc họ Ráy. Tên khoa học của chúng là Colocasia esculenta.

Đây là loài cây thân thảo. Củ của chúng bao gồm củ cái và nhiều củ con. Củ cái có kích thước to hơn nhiều so với những củ con xung quanh chúng.

Về hình dáng bên ngoài, thân cây khoai sọ khá giống cây mùng nhưng thân chúng có màu tím. Bạn có thể dùng chúng để hầm xương sườn, nấu nước lẩu hay luộc. Ngoài ra chúng còn được dùng để làm mứt, nấu chè hay đặc biệt hơn là làm vị thuốc đông y.

Khoai sọ hay còn gọi là khoai môn được dùng làm vị thuốc Đông y.
Khoai sọ hay còn gọi là khoai môn được dùng làm vị thuốc Đông y.

Khoai dong

Hiện có 2 loại là khoai dong riềng và khoai dong trắng. Mỗi loại có đặc điểm và công dụng khác nhau.

Khoai dong riềng

Về hình dáng cây và củ chúng không khác gì so với cây củ riềng. Do đó nên có tên gọi là khoai dong riềng.

Đây là loại khoai được dùng chủ yếu để chế biến những loại miến dong. Bạn cũng có thể luộc chúng lên để ăn nhưng trong các loại khoai thì dong riềng là loại củ chứa nhiều xơ. Nhưng nếu biết lựa bạn sẽ chọn được những củ rất bở và ngon ngọt.

Củ khoai dong riềng.
Củ khoai dong riềng.

Khoai dong trắng

Là một loại khoai dong nhưng củ trắng hơn. Chúng bở hơn so với dong riềng nhưng cũng chứa nhiều xơ. Loại củ này không dùng để làm miến dong.

Do nhiều xơ, ít củ ngon lại không dùng làm miến được nên loại khoai dong trắng này ít được ưa chuộng.

Khoai dong trắng chứa khá nhiều xơ.
Khoai dong trắng chứa khá nhiều xơ.

Củ sắn dây

Nói đến sắn dây có lẽ bạn đã quá quen thuộc đúng không? Chúng là loại khoai được trồng phổ biến ở những vùng quê. Củ sắn dây còn có nhiều tên gọi khác như củ cắt căn hay khoai sắn dây. Tên khoa học của chúng là Pueraria thomsonii.

Tuy bên trong loại củ này cũng chứa nhiều xơ nhưng chúng dễ ăn hơn so với củ dong, củ chắc thịt, ăn bở và khá ngon. Nhiều người nhận xét đây là loại khoai ngon nhất trong các loại khoai ngon nhất ở nước ta. Tuy nhiên, chúng ít được bày bán ở chợ.

Đặc biệt, do đem lại nhiều công dụng thiết thực cho sức khỏe con người nên chúng được dùng để chế biến thành bột dùng bồi bổ cơ thể và điều trị một số bệnh.

Củ sắn dây tuy ngon nhưng ít được bán ở chợ mà dùng làm bột sắn dây.
Củ sắn dây tuy ngon nhưng ít được bán ở chợ mà dùng làm bột sắn dây.

Củ khoai mài

Khoai mài còn có tên gọi khác là hoài sơn. Đây là một trong các loại khoai có thân leo và hình dáng bên ngoài khá giống khoai từ. Tên khoa học của khoai mài là Dioscorea hamiltonii.

Ngày xưa, đây là loại củ chống đói cho nhân dân Việt Nam. Củ khoai mài ngày xưa chỉ mọc hoang trên rừng, trên núi. Nhưng hiện nay chúng đã được con người nhân giống và trồng ở vườn nhà rất nhiều.

Củ khoai mài có vẻ ngoài giống với củ từ.
Củ khoai mài có vẻ ngoài giống với củ từ.

Như vậy, đến đây bạn đã hiểu được về các loại khoai phổ biến nhất ở nước ta. Có loại được bán rộng rãi ở chợ dưới dạng củ như khoai lang, khoai tây, khoai môn, khoai từ. Nhưng có loại thì dùng làm miến như khoai dong hay chế biến thành bột như củ sắn dây. Mỗi loại khoai đều mang những nét đặc trưng riêng và những công dụng khác nhau. Hầu hết đều có lợi cho sức khỏe. Sau này có thời gian chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng và chăm sóc các loại khoai nói trên nhé!

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe!

3/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Trồng khoai theo hàng trên luống.

Cách trồng khoai môn, khoai sọ đơn giản theo chuẩn nhà vườn

Kích thích nảy mầm trước khi trồng.

Tự trồng khoai tây tại nhà theo cách đơn giản hiệu quả nhất

Củ từ khi luộc sẽ có nhiều bột, vị ngọt, thơm ngon.

Cách trồng khoai từ đơn giản nhất nhưng vẫn đạt năng suất cao

Khoai lang vừa ngon vừa chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên rất được ưa chuộng.

Trồng khoai lang lấy củ đem lại hiệu quả kinh tế cao

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn