Đơn vị thi công cây xanh Quảng Ngãi chuyên nghiệp, uy tín

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí quyết trồng dưa gang đơn giản bằng chậu nhựa thông minh

Các loại dưa và những điều cần lưu ý khi thưởng thức chúng

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Lan phi điệp có mấy loại? Trồng và chăm sóc có dễ không?

Lan quân tử hợp với tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc dễ không?

Cây bạc hà có nhiều công dụng tuyệt vời mà lại rất dễ trồng

Bạn dễ dàng nhìn thấy hình ảnh những chiếc lá bạc hà nhỏ nhắn đáng yêu từ những món ăn, những ly nước thanh nhiệt và cả trong những món bánh kẹo hay kem mứt các loại. Do đó, hãy dành thời gian tìm hiểu về đặc tính cũng như công dụng của cây bạc hà đối với đời sống con người. Hơn nữa, bằng bài viết này, bạn sẽ phân biệt được bạc hà và húng lũi và được tìm hiểu cách trồng, chăm sóc chúng một cách tốt nhất.

Lá bạc hà dùng để trang trí các loại nước uống.
Lá bạc hà dùng để trang trí các loại nước uống.

Đặc điểm cây bạc hà

Bạc hà là loại cây thân thảo, sống được nhiều năm và được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: kim tiền bạc hà, anh sinh, liên tiền thảo hay bạt đài,… Chúng có tên khoa học là Mentha arvensis Lin.

Thân và cành cây bạc hà có hình vuông, xốp với màu tím hoặc xanh lục. Cây có thể đứng thẳng hoặc bò ngang trên mặt đất và mỗi đốt thân lại có thể ra rễ lấy dinh dưỡng tùa đất nuôi cành lá.

Chiều cao thân cây có thể từ 30 – 40cm hoặc hơn.

Lá có hình trứng hoặc bầu dục mọc đối xứng nhau và có cuống ngắn. Viền lá hình răng cưa nhọn.

Chúng ra hoa nhỏ màu hồng, trắng hoặc tím.

Toàn thân từ thân, cành cho đến lá cây có lông.

Hiện nay có khá nhiều giống cây bạc hà khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là 2 loại: Bạc Hà Nam (Việt Nam) và Bạc Hà Âu (châu Âu)

  • Bạc hà Việt Nam hoàn toàn như mô tả ở trên.
  • Bạc Hà châu Âu: cũng tương tự nhưng chúng ít lông hoặc không có lông trên thân cây. Hoa chúng mọc thành bóng và nằm dày đặt ở phần ngọn.
Bạc hà Âu có một số nét đặc trưng riêng.
Bạc hà Âu có một số nét đặc trưng riêng.

Cây bạc hà có tác dụng gì?

Công dụng chính của lá bạc hà là làm rau thơm ăn kèm những loại thực phẩm hay rau xanh khác để tăng hương vị cũng như độ đậm đà. Ngoài ra, chúng còn được biết đến với những tác dụng tích cực sau đây:

  • Hỗ trợ điều trị những rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, giúp ăn ngon miệng hơn;
  • Trị hôi miệng hiệu quả, giúp chị em giảm cân, giữ gìn vóc dáng;
  • Làm tóc óng mượt, chắc khỏe;
  • Thanh lọc cơ thể, dưỡng da, trị mụn, tàn nhang, làm sạch da, đẩy lùi tình trạng lão hóa da;
  • Giúp giải tỏa stress, tăng cường miễn dịch, lợi tiểu và điều trị hen suyễn một cách nhanh chóng.

Cách phân biệt bạc hà và rau húng

Nhìn vẻ bề ngoài nhiều người dễ nhầm lẫn 2 loại rau này. Tuy nhiên, cây bạc hà và rau húng là 2 loại rau hoàn toàn khác nhau. Cụ thể cách phân biệt đơn giản nhất như sau:

  • Hương bạc hà thơm mát, vị cay the, mát lạnh. Chính đây là nguyên nhân chúng được dùng làm Sing gum Double Mint để làm hơi thở the mát dễ chịu.
  • Ngược lại, cây rau húng (húng lủi) lại có mùi hương nhẹ nhàng, vị cay cũng nhẹ hơn so với bạc hà.
Phân biệt 2 loại cây này để tránh nhầm lẫn khi sử dụng nhé!
Phân biệt 2 loại cây này để tránh nhầm lẫn khi sử dụng nhé!

Cách trồng cây bạc hà

Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng

Bạn có thể trồng cây trong thùng xốp hoặc khay chậu hoặc cũng có thể trồng ra ngoài đất nếu có đất vườn phù hợp. Bạn nên chuẩn bị dụng cụ trồng có khả năng thoát nước tốt nhé!

Đây là loài cây có thể được trồng trong nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt. Đất trồng cây bạc hà không nên nhiễm phèn, nhiễm mặn hoặc hóa chất độc hại.

Trước khi trồng bạn nên trộn đất với phân hữu cơ: phân bò, phân gà, phân trùn quế,… cùng với vỏ trấu, than bùn, xơ dừa và những loại mùn hữu cơ để tăng độ màu mỡ cũng như tính tơi xốp cho đất.

Bạn hãy chuẩn bị đất trước ít nhất 10 ngày để kịp bón vôi, phơi ải để xử lý mầm bệnh tìm ẩn trong đất.

Chuẩn bị giống

Tùy nhu cầu cũng như sở thích mà bạn chọn giống cây phù hợp. Cây bạc hà thường được trồng bằng cách giâm cành hoặc cả thân cây để rút ngắn thời gian thu hoạch lá.

Cành giâm hay thân cây thường được cắt thành từng đoạn để làm giống. Mỗi đoạn có chiều dài từ 10 – 15cm và có tối thiểu 3 – 4 mắt.

Tiến hành trồng cây

Sau khi chuẩn bị đầy đủ như trên, bạn tiến hành trồng như sau:

Nếu trồng ngoài đất, bạn nên lên luống cao 10cm để dễ thoát nước.

Bạn san bằng đất, tiến hành giâm cành theo hàng, mỗi cành giống cách nhau 15 – 20cm để cây đủ diện tích phát triển lá sau này.

Bạn đặt cây nghiên và lấp đất với chiều sâu khoảng 7cm. Dùng tay nén nhẹ đất và tưới nước để cấp ẩm cho cây.

Sau khoảng 5 – 7 ngày bạn sẽ thấy cây con phát triển rễ và mầm mới.

Chuẩn bị cành giâm dài khoảng 10cm (gồm ít nhất 3 – 4 mắt) và ngắt bỏ lá bên dưới.
Chuẩn bị cành giâm dài khoảng 10cm (gồm ít nhất 3 – 4 mắt) và ngắt bỏ lá bên dưới.

Kỹ thuật chăm sóc cây bạc hà

Bạn có thể trồng bạc hà bên ngoài sân vườn hay trồng trong những chậu nhỏ để kết hợp trang trí cũng khiến không gian trở nên sinh động thêm. Quá trình chăm sóc cây bạc hà bạn cần lưu ý những yếu tố sau đây:

Chọn nơi đặt cây

Đây là loài cây có thể trồng trong bóng râm hoặc trong nhà. Tuy nhiên, mỗi ngày cần có ít nhất 3 – 4h tắm nắng dưới ánh mặt trời.

Bạn nên chọn nơi gần cửa sổ để có không gian lưu thông không khí tốt nhất.

Nước tưới

Là loại cây ưa ẩm nhưng không được quá ướt. Bạn nên tưới nước cho cây bạc hà với lượng vừa phải nhất là trong mùa đông. Tùy vào tình hình thời tiết mà bạn tưới với lượng nước phù hợp. Ít nước cây cũng bị còi cọc, kém phát triển mà nhiều nước quá chúng lại dễ bị úng.

Nhiệt độ

Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 18 – 21 độ C.

Bạn có thể trồng cây trong nhà nhưng tuyệt đối không trồng trong môi trường lạnh vì chúng không ưa lạnh. Nếu nơi đặt cây có nhiệt độ cao, nóng và khô thường xuyên thì bạn nhớ cấp nước đầy đủ.

Phân bón

Nhu cầu phân bón của cây bạc hà không nhiều. Đặc biệt, đối với những loại cây gia vị đều không có nhu cầu phân bón cao. Nếu lạm dụng phân bón dễ khiến chúng mất đi hương vị đặc trưng.

Thỉnh thoảng bạn hòa phân hữu cơ vào nước rồi tưới cho cây là được.

Cắt tỉa cành lá

Thường xuyên cắt tỉa cành lá để giữ độ thông thoáng cho cây. Đặc biệt là những cành lá bị sâu bệnh để hạn chế sự lây lan. Bạn có thể bấm ngọn để cây nhảy nhánh như ý muốn của mình.

Tưới nước nhẹ nhàng vào gốc cây.
Tưới nước nhẹ nhàng vào gốc cây.

Thu hoạch và nhân giống

Bạn có thể thu hoạch nguyên cây bạc hà một lần bằng cách dùng dao hoặc kéo thật bén cắt ngang thân cách đất 3 – 5cm. Đoạn gốc này sẽ phát triển thành cây mới.

Cắt xong bạn nhớ tưới nước cấp ẩm và 2 ngày sau tưới nước ngâm bánh dầu để tăng dinh dưỡng cho cây.

Nếu thu hoạch lá làm gia vị, bạn chỉ cần ngắt lá dùng dần. Khoảng sau 1 tháng là bạn có thể thu hoạch được. Khi hái, bạn lưu ý hái lá từ già đến non. Những lá sâu bệnh nên được loại bỏ kịp thời. Khi cây không còn khả năng cho lá hoặc giảm sút năng suất thì bạn nên nhổ bỏ để trồng lứa mới.

Nếu thu hoạch lá của cây bạc hà để làm tinh dầu, bạn nên đợi đến khi cây nở hoa rộ (mất tầm 4 – 5 tháng). Lúc này lá cây đã săn lại. Đây là lúc thu tinh dầu nhiều nhất. Bạn nên thu hái vào ngày nắng ráo. Tốt nhất là cắt cây vào lúc 9h sáng đến 5h chiều. Sau khi cắt thân, bạn mang chúng đi rải đều trên nền nhà cho héo lá và tiến hành chưng cất. Không nên để dồn cũng như làm nhàu nát lá khiến lượng tinh dầu hao hụt. Nếu không kịp chưng cất, bạn có thể phơi khô lá trong bóng râm.

Cách nhân giống cây bạc hà

Sau khi thu hoạch cả cành và lá, bạn tiến hành làm cỏ, xới xáo đất và tưới phân cung cấp chất dinh dưỡng và chăm sóc tưới nước hàng ngày để những gốc cây lại mọc lên những cành mới.

Chỉ sau 2 tháng là bạn có thể thu hoạch tiếp.

Ngoài ra, bạn có thể cuốc gốc lên trồng vào một nơi khác cây vẫn phát triển khỏe mạnh.

Tinh dầu bạc hà cũng rất được ưa chuộng.
Tinh dầu bạc hà cũng rất được ưa chuộng.

Cây bạc hà thực sự là một trong những loại rau thơm đem lại nhiều giá trị quan trọng. Ngoài việc hỗ trợ cho sức khỏe chúng còn được dùng để chị em làm đẹp. Cách trồng chúng lại không mấy khó khăn, bạn hãy thử trồng vì chậu ngay tại nhà nhé! Chúng sẽ khiến cuộc sống bạn thêm màu sắc đấy.

Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Dưa hấu là loại quả được nhiều người yêu thích.

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí có nhiều loại, có loại quả ngắn nhưng cũng có loại quả dài.

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Bên ngoài quả bí chia làm nhiều khía.

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Tùy theo giống mà kích thước và hình dạng bầu khác nhau.

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt rất đơn giản ai cũng tự làm được.

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn