Đơn vị thi công cây xanh Quảng Ngãi chuyên nghiệp, uy tín

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí quyết trồng dưa gang đơn giản bằng chậu nhựa thông minh

Các loại dưa và những điều cần lưu ý khi thưởng thức chúng

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Lan phi điệp có mấy loại? Trồng và chăm sóc có dễ không?

Lan quân tử hợp với tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc dễ không?

Kỹ thuật trồng chanh cho năng suất cao

Chanh là loại quả có vị chua thường được dùng để gia vị cho nhiều món ăn của người Việt. Ngoài ra, loại quả này giàu hàm lượng vitamin C nên nhiều người dùng chúng với chức năng giải khát, tăng sức đề kháng,… rất tốt cho sức khỏe. Kỹ thuật trồng chanh lại khá đơn giản. Nếu bạn có đất vườn hoặc không gian sân thượng, ban công,… thì hãy tận dụng để trồng vài cây cho gia đình dùng hoặc trồng xen canh trong vườn để phát triển kinh tế. Thông qua bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật trồng cả chanh thường và chanh không hạt để bạn tự tin hơn. Cùng tìm hiểu nhé!

Trồng chanh tại nhà để chủ động dùng khi cần.
Trồng chanh tại nhà để chủ động dùng khi cần.

Đặc điểm cây chanh

Tổng quan về chanh

Chanh là loài cây ăn quả rất gần gũi với các gia đình người Việt. Chúng thuộc họ Cửu Lý Hương.

Cây chanh có gai với chiều cao trung bình khoảng từ 1 – 3m, tán xòe rộng.

Lá chanh hình trứng, xung quanh viền có răng cưa với mùi thơm dễ chịu.

Hoa chanh nở theo chùm có màu trắng hơi ngả vàng, có đường gân hơi tím. Khi nở chúng tỏa hương ngào ngạt.

Quả chanh có nhiều múi dọc thân, khi chín có màu xanh hoặc vàng tùy giống. Múi chanh có vị chua, đây là phần được sử dụng nhiều nhất. Chính vì vậy mà nhiều người tìm hiểu kỹ thuật trồng chanh để chủ động trồng tại nhà.

Vỏ quả chanh có chứa tinh dầu, vị the the.

Hiện có nhiều loại chanh như: chanh giấy, chanh hương, chanh không hạt, chanh đào, chanh tứ quý,… Đa số đều có hạt bên trong gây đắng khi dùng phải. Do vậy, nhiều người lựa chọn chanh không hạt. Chính nhờ vậy mà loại chanh này đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Hoa chanh
Hoa chanh

Thông tin cơ bản về chanh không hạt

Đây là loại chanh đặc biệt bên trong không chứa hạt, không gây khó chịu cho người dùng. Chúng bắt nguồn từ Mỹ và có tên tiếng Anh là Persian Lime.

Chanh không hạt có lá và quả lớn hơn các loại chanh khác, thân ít gai. Ngoài đặc điểm chính là không có hạt thì quả chanh nhiều nước, có vỏ mỏng, hương thơm nên được ưa chuộng.

Hơn nữa, năng suất quả lại cao. Nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng chanh, chỉ mất khoảng 20 tháng là bắt đầu có quả, mỗi cây có thể cho đến 150 – 200 kg quả trong 1 năm. Thời gian thu hoạch loại chanh này có thể kéo dài đến hơn 10 năm cây mới cỗi.

Chanh không hạt đem lại nguồn lợi kinh tế cao.
Chanh không hạt đem lại nguồn lợi kinh tế cao.

Công dụng của quả chanh

Hằng ngày chúng ta vẫn dùng loại quả này thường xuyên nhưng liệu bạn đã nắm hết những lợi ích của chúng chưa? Đây thực sự là loại quả hữu ích, có thể kể đến những công dụng của quả chanh như sau:

  • Nước ép chanh làm nước giải khát, làm gia vị, trang trí thức ăn. Chúng còn được dùng làm thành phần một số loại bánh kẹo, mứt,… Nước chanh còn được xem là một loại thức uống giã rượu, giảm đau đầu nhanh chóng.
  • Nhờ chứa nhiều axit mà người ta còn dùng chanh để tẩy rửa những vết bẩn, vết ố trên áo quần, khử mùi đồ ăn trong tủ lạnh hay tủ thức ăn.
  • Ngoài ra, trong y học, người ta còn nghiên cứu ra nhiều chức năng của quả chanh như: kích thích hoạt động của gan, thận hoặc giải độc cơ thể. Chúng còn giúp tăng cường sức đề kháng, tăng hoạt động miễn dịch, hỗ trợ cai thuốc lá. Đặc biệt, loại quả này còn gây tác động đến các gốc tự do chống được các bệnh ung thư. Cả vỏ chanh cũng được dùng hữu hiệu trong công dụng này nhờ chất limonoids.
  • Chanh còn chứa nhiều hợp chất chống oxy hoa nên rất hữu ích trong việc làm đẹp cho chị em phụ nữ. Chúng là nguyên liệu trong những hỗn hợp rửa mặt, đắp mặt nạ hay tẩy tế bào chết cho da… khi kết hợp với nha đam, mật ong…

Chính vì những tính năng trên mà việc nắm vững kỹ thuật trồng chanh sẽ rất cần thiết. Mỗi nhà đều nên có ít nhất 1 cây chanh để dùng khi cần.

Ly nước chanh giải nhiệt mùa hè.
Ly nước chanh giải nhiệt mùa hè.

Kỹ thuật trồng chanh

Để trồng chanh cho năng suất cao, bạn nên chuẩn bị và tiến hành như sau:

Chuẩn bị đất và dụng cụ trồng

Nếu có đất vườn, bạn nên trồng hẳn ra ngoài đất vì chanh là loại cây lâu năm, đất rộng giúp chúng lấy dinh dưỡng dễ dàng và đầy đủ hơn. Hoặc nếu không có đất, bạn có thể trồng chanh trong thùng xốp hay chậu cây cảnh loại lớn… Đảm bảo dụng cụ trồng có lỗ thoát nước cho cây.

Đào hố trước khi trồng với kích thước hố 60x60x60cm. Mỗi hố trồng bạn bón lót bằng 20 – 30kg phân chuồng ủ hoai để tăng dinh dưỡng cho cây.

Chuẩn bị cây giống

Hiện nay có 3 phương pháp nhân giống cây chanh (cả chanh không hạt) là chiết cành, ghép cành hoặc giâm cành.

Bạn có thể tự thực hiện hoặc mua cây giống được chuẩn bị sẵn. Nên chọn cây giống đang phát triển khỏe mạnh, không sâu bệnh và có chiều cao tầm 40cm.

Tiến hành trồng chanh

  • Bước 1: Nhẹ nhàng cắt bỏ lớp nilong bên ngoài rồi đặt bầu cây giống vào hố hay chậu trồng. Nếu trồng cây ghép, khi đặt cây, bạn nên xoay mắt ghép hướng về chiều gió để hạn chế gãy cây.
  • Bước 2: Lấp đất, dùng tay ém chặt để cố định cây. Có thể cắm cọc và buộc chặt cây vào để cây không bị gió lay lỏng gốc ảnh hưởng bộ rễ non yếu.
  • Bước 3: Tưới đẫm nước cho dẽ đất. Những ngày sau nên tưới cách ngày hoặc 2 – 3 ngày tưới 1 lần để cây đủ ẩm.

Nếu bạn thực hiện kỹ thuật trồng chanh số lượng nhiều thì mật độ trồng tầm 3m 1 cây, mỗi hàng cách nhau 3,5 – 4m để cây cóđủ không gian phát triển tán lá.

Kỹ thuật trồng chanh không hạt cũng được tiến hành tương tự như trên.

Nên chọn cây giống đang phát triển khỏe mạnh, không sâu bệnh.
Nên chọn cây giống đang phát triển khỏe mạnh, không sâu bệnh.

Kỹ thuật chăm sóc chanh hay chanh không hạt

Trong quá trình chăm sóc chanh bạn lưu ý những yếu tố sau:

Tưới nước

Như đã nói ở trên, thời gian đầu (khoảng 3 tuần đến 1 tháng) bạn nên tưới nước thường xuyên để cây đủ ẩm bén rễ nhanh chóng vào môi trường đất mới.

Sau đó có thể giãn cách thời gian tưới ra mỗi tuần 1 lần.

Cung cấp đủ nước, quả chanh sẽ căng mọng hơn so với bình thường.

Giữ ẩm gốc chanh

Bạn nên che gốc để hạn chế việc bốc hơi nước trong mùa khô. Có thể dùng rơm rạ, lá cây để phủ vào gốc hoặc để cỏ lên tầm 20cm vừa tận dụng chống xói mòn đất trong mùa mưa.

Tỉa cành tạo tán

Kỹ thuật trồng chanh không thể thiếu việc tỉa cành tạo tán để giúp cây thông thoáng, tăng khả năng quang hợp đều cho cây giúp tăng năng suất quả.

Khi tỉa, bạn lưu ý tỉa bỏ những vùng cành lá rậm rạp để tán xòe đều cây, tỉa bỏ những cành sâu bệnh ảnh hưởng đến sức tạo quả.

Hơn nữa, những cành vượt cũng cần được loại bỏ để tập trung dinh dưỡng nuôi quả chất lượng.

Bón phân và vun gốc cho cây

Bạn nên định kỳ bón phân để cung cấp dinh dưỡng và kết hợp với việc vun gốc để cây tăng sức sống.

Bạn có thể tùy chọn phân hữu cơ hoặc phân hóa học tùy thích miễn sao đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Những đợt cần phân bón như sau:

  • Khi cây được 1 năm tuổi: Bón phân urê, NPK cho cây và chia làm 4 – 5 lần.
  • Đối với cây 2 năm tuổi: Cũng bón urê kết hợp NPK 4 – 5 lần nhưng tăng số lượng phân lên 1 tý.
  • Từ khi cây đủ 3 năm tuổi trở đi, ngoài ure, NPK như trên (tăng lượng phân) thì bạn bổ sung thêm 1 kg vôi/ năm cho mỗi gốc.

Phòng trừ sâu bệnh

Cả chanh thường và chanh không hạt đều hay bị sâu vẽ bùa, rầy, nhện đỏ tấn công. Đối với những loại này, bạn dùng Trebon 10EC hoặc Pegasus 500SC để phun.

Ngoài ra cây còn hay bị bệnh thối gốc. Bệnh này khá nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Để phòng trừ bạn nên dùng thuốc Bemyl 50WP.

Tỉa cành tạo tán để cây phát triển đồng đều cho năng suất cao.
Tỉa cành tạo tán để cây phát triển đồng đều cho năng suất cao.

Xử lý cho cây ra hoa, đậu quả cho chanh

Đây là bước quan trọng trong kỹ thuật trồng chanh cho năng suất cao. Bạn tiến hành như sau:

Bón phân đón hoa

Khi thấy lá chanh chuyển dần sang màu xanh đậm, thường xảy ra trước khi cây ra hoa 4 – 5 tuần, bạn tiến hành bón phân để tạo mầm hoa.

  • Đối với chanh từ 4 năm tuổi trở xuống, lượng phân kích mầm khoảng 400gr DAP + 200gr KCl.
  • Đối với chanh từ 5 năm tuổi trở lên, bạn bón 600gr DAP + 400gr Kcl cho cây.
  • Ngoài ra bạn nên kết hợp phun bột ra hoa (F.Bo), phun ướt đều 2 mặt lá, cứ 7 ngày bạn phun 1 lần. Chỉ cần phun 2 – 3 lần là được.

Tạo khô hạn

Đây là kỹ thuật phổ biến dùng để kích thích ra hoa, tạo quả. Nếu bạn không áp dụng chúng trong kỹ thuật trồng chanh của mình thì cây vẫn ra hoa kết quả nhưng năng suất đương nhiên không cao. Đối với chanh có hạt hay không hạt đều như nhau. Bạn nên hạn chế tưới nước (nhưng vẫn đảm bảo duy trì độ ẩm tối thiểu để cây ko khô héo) trong 2 – 4 tuần.

Nếu có quả non trên cây thì hái bỏ tất cả đi đồng thời bấm bỏ những chồi mọc vượt, những cành già, cành tăm và cả những cành nhỏ mọc trong tán để giúp cây thông thoáng.

Sau đó bạn tưới đẫm nước trở lại trong 3 ngày liên tục, mỗi ngày tưới 1 lần. Sau đó tưới như bình thường.

Phun thuốc thúc ra hoa đồng loạt

Sau khi tưới nước lại tầm 2 – 3 ngày, lá chanh tươi tốt, bạn pha 35ml Ra Hoa C.A.T  + 15g Food MX2/8 lít tưới phun sương nhẹ nhàng và tưới đều cả 2 mặt lá 2 lần (5 ngày/lần) để kích thích chanh ra hoa đồng loạt. Bạn cũng có thể phun lên đọt non có 6 – 7 lá và nên chọn thời điểm phun hợp lý, tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Sau khi tưới lần đầu tầm 7 – 10 ngày cây sẽ ra đọt non và hoa. Bạn vẫn tiếp tục tưới 2- 3 ngày 1 lần cho cây.

Kích thích ra hoa kết trái là bước khá quan trọng trong kỹ thuật trồng chanh.
Kích thích ra hoa kết trái là bước khá quan trọng trong kỹ thuật trồng chanh.

Xử lý cho chanh ra hoa trái vụ

Nếu như trồng bình thường, cứ đến mùa là chanh lại ra hoa kết trái. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng kỹ thuật trồng chanh để phát triển kinh tế thì việc chanh ra trái vụ sẽ giúp ích nhiều hơn gấp mấy lần đấy vì thường trái vụ giá sẽ cao hơn nhiều lần so với khi bán đúng vụ.

Nếu bạn muốn thu chanh trái vụ (tháng 1 –  tháng 4) thì nên kích thích cây ra hoa ở tháng 9 đến tháng 10 năm trước. Cách thực hiện như sau:

  • Chăm sóc cây phát triển khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Nên dùng thuốc food-MX1 (15g/ 8lít) và thuốc trừ sâu lá như: Sherbush, fenbis… phun định kỳ cho cây.
  • Bón mỗi gốc 100 – 150gam NPK 16-16-8 và 40 gam KCl.
  • Tầm tháng 7, tháng 8, bạn pha Paclo 15% (60g/8lit nước) để phun ướt cả lá và cây để lá chanh cháy rụng bớt (khoảng 50%).
  • Song song với đó, bạn vẫn phải đảm bảo kỹ thuật trồng chanh, vẫn giữ mặt đất khô ráo, tạo khô hạn và tưới đẫm nước sau 15 ngày.
  • Tùy theo thời điểm bạn muốn chanh tạo trái mà lựa chọn thời điểm làm rụng lá thích hợp.
  • Nếu bạn muốn thúc chanh ra hoa nhiều thì khi chanh vừa lên cành lá mới, bạn nên dùng thêm thuốc Ra Hoa C.A.T (35ml / 8lít) + Food- MX2 (15g / 8lít) tưới phun sương một lần.
Chanh ra trái vụ đem lại nguồn lợi kinh tế cao.
Chanh ra trái vụ đem lại nguồn lợi kinh tế cao.

Kỹ thuật chống rụng trái

Trong thời kỳ 2 tháng đầu kể từ khi vừa kết trái, nếu không nắm vững kỹ thuật trồng chanh thì đảm bảo cây hay vườn chanh nhà bạn sẽ rụng trái non khá nhiều đấy. Do vậy, muốn đạt năng suất cao, ban phải bón thêm phân NPK 20-20-15, 100g/gốc. Cứ 15 ngày bạn bón cho cây 1 lần và duy trì việc tưới nước đều đặn.

Lượng phân có thể tăng và nên trộn theo tỷ lệ N (đạm) vừa K (kali) nhiều, đặc biệt là khi trái đang lớn.

Ngoài ra, bạn nên xịt Food-MX4 đều lên tán cây, cứ 10 ngày xịt 1 lần để nuôi trái và hạn chế hiện tượng rụng trái. Thỉnh thoảng xen kẽ vài lần xịt Food-MX5 kết hợp với thuốc trừ nhện để hạn chế hiện tượng da cám trên quả chanh làm giảm thẩm mỹ.

Chanh – loại quả mà mỗi nhà đều nên có sẵn.
Chanh – loại quả mà mỗi nhà đều nên có sẵn.

Như vậy, đến đây bạn đã nắm được cơ bản kỹ thuật trồng chanh tại nhà hoặc cũng có thể áp dụng trồng cả vườn với mục đích kinh doanh. Cả chanh có hạt và không hạt đều áp dụng theo những kỹ thuật nói trên. Chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết từ cách trồng, chăm sóc, kích thích ra hoa kết trái, cả cách làm cho cây chanh ra quả trái vụ và cách giữ quả non không rụng để đảm bảo năng suất. Hy vọng những kiến thức trên hữu ích cho bạn và gia đình.

Chúc bạn sớm trồng được những cây chanh trĩu quả!

5/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Dưa hấu là loại quả được nhiều người yêu thích.

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí có nhiều loại, có loại quả ngắn nhưng cũng có loại quả dài.

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Bên ngoài quả bí chia làm nhiều khía.

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Tùy theo giống mà kích thước và hình dạng bầu khác nhau.

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt rất đơn giản ai cũng tự làm được.

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn