Đơn vị thi công cây xanh Quảng Ngãi chuyên nghiệp, uy tín

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí quyết trồng dưa gang đơn giản bằng chậu nhựa thông minh

Các loại dưa và những điều cần lưu ý khi thưởng thức chúng

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Lan phi điệp có mấy loại? Trồng và chăm sóc có dễ không?

Lan quân tử hợp với tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc dễ không?

Cây đu đủ dễ trồng dễ chăm sóc mà quả lại giàu dinh dưỡng

Nếu bạn về những vùng quê, hầu như gia đình nào cũng có vài cây đu đủ. Không phải ngẫu nhiên mà người ta trồng nhiều như vậy. Đây là loại cây ăn quả phổ biến. Bởi quả của chúng vừa ngon ngọt vừa cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ về loài cây ăn quả này, cách trồng chúng có khó không? Chúng có những công dụng gì? Và khi dùng quả đu đủ cần lưu ý gì không? Tất cả những thông tin trên đều được chia sẻ qua bài viết này. Hãy cùng tìm câu trả lời nhé!

Cây đu đủ là loại cây ăn quả phổ biến.
Cây đu đủ là loại cây ăn quả phổ biến.

Nguồn gốc và đặc điểm cây đu đủ

Là loại cây ăn quả bắt nguồn từ khu vực phía nam Mexico, miền đông Trung Mỹ và phía bắc của Nam Mỹ. Vào khoảng năm 1550, giống cây đu đủ được những người Tây Ban Nha du nhập vào đất nước Philippines. Sau đó, chúng được lan rộng đến Châu Á, Châu Phi. Mãi đến sau này chúng đã trở thành loại cây trồng phổ biến ở Ấn Độ, Brazil, Sri Lanka, Nam Phi, Philippines và cả ở Việt Nam.

Cây đu đủ ưa sáng và hợp với những nơi khí hậu ấm áp, nhiệt độ thích hợp khoảng 25 độ C.

Thân cây thuộc dạng thân bán mộc, mềm và mang nhiều sẹo lá (mỗi lá rụng đi để lại trên cây 1 vết sẹo).

Rễ đu đủ là loại rễ bàng, ăn cạn, chủ yếu chúng có xu hướng đâm nhánh ngang và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, đây là điểm yếu khiến cây hay bị úng rễ.

Bộ phận lá khá đặc biệt với cuống dài, kích thước lá lớn, khoảng 30 – 60cm và chia làm 7 – 11 thùy. Mặt dưới phiến lá có gân rất rõ.

Cây đu đủ có 3 loại hoa: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Hoa đu đủ thường mọc ra từ nách lá. Theo đặc điểm hoa mà giống cây chia làm 3 loại: đu đủ đực, đu đủ cái và đu đủ lưỡng tính.

Quả đu đủ có nhiều hình dạng khác nhau như hình thon dài, hình trứng và hình cầu. Bên trong có nhiều hạt.

Quả đu đủ có thể sử dụng ngay khi chúng còn xanh với vai trò là thành phần cho các món ăn từ làm gỏi, nấu canh, hầm xương,… đến khi chín chúng lại là một trong những loại trái cây thơm ngon.

Thành phần quả đu đủ xanh chứa một loại enzyme gọi là papain và protease. Loại chất này khi nấu với thịt hay các loại protein khác chúng đẩy nhanh tiến độ làm mềm. Vì vậy mà khi hầm xương các bà nội trợ không quên nấu cùng với đu đủ xanh.

Theo truyền thống mâm ngũ quả trình bày lên khay cúng của người dân Nam Bộ không thể thiếu loại quả này (bao gồm: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài). Những loại quả này ghép lại với mong muốn “cầu sung vừa đủ xài”. Do vậy nên chúng càng trở nên phổ biến.

Quả đu đủ có nhiều hình dạng khác nhau như hình thon dài, hình trứng và hình cầu. Bên trong có nhiều hạt.
Quả đu đủ có nhiều hình dạng khác nhau như hình thon dài, hình trứng và hình cầu. Bên trong có nhiều hạt.

Cách trồng cây đu đủ

Thời điểm trồng

Đây là loại cây ăn quả ra quả quanh năm, có mùa nhiều mùa ít. Do đó, nếu muốn trồng cây đu đủ năng suất cao, hạn chế sâu bệnh bạn nên trồng vào những thời điểm sau:

  • Trồng vào tháng 7, tháng 8 nếu chủ động được vấn đề tưới tiêu nước.
  • Nếu những vùng không chủ động nước, bạn nên trồng sau mùa nước lũ.

Chuẩn bị đất và dụng cụ trồng

Nếu trồng 1 vài cây tại nhà ăn chơi, bạn có thể trồng luôn ra đất hoặc sử dụng thùng xốp, chậu cây cảnh loại lớn. Dụng cụ trồng phải có lỗ thoát nước.

Bạn có thể trồng nhiều với mục đích kinh tế, lúc đó bạn nên chọn mảnh đất khô ráo, tránh ngập nước và chủ động tưới tiêu để không ảnh hưởng năng suất quả.

Trước khi trồng bạn làm đất thật kỹ, để đất tơi xốp, thoáng khí đồng thời bón lót bằng phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai để cung cấp dinh dưỡng thêm cho đất.

Trồng số lượng nhiều, bạn cần lên luống cao 40 – 50cm, rộng 1,6 – 2m và khoảng cách giữa các luống thầm 2 – 2,5m. Nếu trồng lại trên đất đã trồng cây đu đủ trước đó thì bạn nên làm sạch đất, đặc biệt phải loại bỏ tất cả rễ đu đủ, bón vôi và phơi ải 1 – 2 tháng rồi mới trồng vụ mới.

Chuẩn bị giống cây đu đủ

Bạn có thể để giống từ chính quả đu đủ chín bằng cách tách hạt sau đó rửa sạch lớp nhớt bên ngoài hạt. Trong quá trình rửa, bạn loại bỏ những hạt lép nổi lên mặt nước, chỉ giữ lại những hạt đen chìm. Sau đó để ráo nước rồi gieo.

Bạn cũng có thể chọn mua hạt giống đu đủ ở những cửa hàng hạt giống hoặc có thể mua online qua các trang thương mại điện tử.

Tiến hành gieo hạt

Các bước gieo hạt được tiến hành đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị bầu ươm hoặc dùng viên nén xơ dừa để gieo. Bầu ươm phải có lỗ thoát nước.
  • Gieo hạt giống vào đất. Sau đó, phủ lên 1 lớp đất mỏng.
  • Tưới nước để giữ ẩm cho đất rồi mang bầu ươm đặt ở nơi khô ráo thoáng mát.
  • Khoảng 10 – 15 ngày sau hạt giống sẽ nảy mầm.
  • Khi cây con được 20 – 30 ngày tuổi bạn có thể đem đi trồng.

Cách trồng cây đu đủ vào đất

Sau khi đã chuẩn bị đất, bạn tiến hành trồng cây.

Vì rễ cây không ăn sâu vào lòng đất nên rất dễ bị ngã đổ do gió bão. Bạn nên trồng nghiêng theo chiều gió. Đây là kỹ thuật trồng cây đu đủ đặc biệt vừa chống ngã đổ cây lại vừa tác động làm tăng năng suất quả.

Mỗi cây cách nhau 1,5 – 2m, mỗi hàng cách nhau 2,5 – 3m vừa để tiện chăm sóc vừa để cây đủ không gian xòe tán lá và đón nắng đều.

Trồng cây đu đủ nghiêng không những tránh ngã đổ mà còn tăng năng suất.
Trồng cây đu đủ nghiêng không những tránh ngã đổ mà còn tăng năng suất.

Kỹ thuật chăm sóc cây đu đủ

Quá trình chăm sóc đu đủ không khó, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

Tưới nước

Khi tưới đu đủ bạn nên lưu ý chúng ưa nhiều nước nhưng khả năng chịu úng kém. Trong mùa khô hạn, bạn nên tưới nhiều nước cho cây. Mùa mưa để ý thoát nước tốt để không làm hỏng rễ dễ chết cây.

Bạn có thể phủ cỏ, rơm rạ quanh gốc cây để hạn chế cỏ dại đồng thời giảm quá trình bốc hơi nước trong mùa nắng.

Bón phân

Ngoài đợt phân bón lót vào đất trước khi trồng, bạn nên bón tiếp những đợt phân sau đây:

  • Khi cây được 1 tháng, bón thúc bằng 50gr NPK Đầu trâu 16-12-8-11+TE cho mỗi gốc. Cứ 7 ngày bạn bón 1 lượt phân.
  • Cây đu đủ được 1 – 3 tháng tuổi bạn bón 70-100gr NPK Đầu trâu 16-12-8-11+TE cho mỗi gốc và mỗi đợt bón cách nhau 15 – 20 ngày.
  • Khi cây được 3 – 7 tháng tuổi, thời gian bón phân thưa dần, mỗi tháng bạn bón 1 đợt với mỗi gốc bạn bón từ 100-150gr NPK Đầu trâu 12-12-17-9+TE.

Bạn nên hòa phân vào nước rồi tưới cách gốc tầm 20cm. Nên kết hợp bón phân với vun gốc (vét đất dưới rãnh vun lên gốc).

Ngoài ra, bạn có thể dùng phân bón lá phun lên cây 3 – 4 tuần 1 lần để đẩy nhanh tốc độ trưởng thành của cây.

Chống đỡ cây

Khi cây bắt đầu ra hoa kết trái, khoảng 2,5 tháng tuổi, nếu cây đậu nhiều trái, bạn nên dùng cọc chống để cây không bị nghiêng đổ gây ảnh hưởng quả.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây đu đủ thường bị những loại sâu bệnh tấn công như: rệp sáp, bọ nhảy, bọ xít, nhện đỏ,… Những loại sâu bệnh này gây hại lá và quả. Bạn nên dùng Decis 2,5 ND (nồng độ 0,1%), Trebon (1%) để diệt trừ.

Ngoài ra, nếu cây bị nhiễm virus xoăn ngọn, phấn trắng hay thán thư,… bạn nên luân canh cây trồng thường xuyên để hạn chế hoặc phun Daconil, Topsin hay Zineb, Mancozeb để phòng trừ.

Việc giữ vệ sinh vườn đu đủ đặc biệt là xung quanh gốc cây cũng góp phần hạn chế sâu bệnh hiệu quả.

Bệnh xoăn lá xoăn ngọn trên thân cây đu đủ.
Bệnh xoăn lá xoăn ngọn trên thân cây đu đủ.

Thu hoạch và bảo quản quả đu đủ

Chỉ tầm 2 – 3 tháng sau khi ra hoa, và tầm 8 tháng sau khi trồng, những quả đu đủ sẽ xuất hiện những vệt vàng trên vỏ quả.

Khi quả chín vàng bạn có thể thu hái. Ngoài ra, nếu muốn dùng làm các món ăn, bạn có thể hái quả xanh.

Nếu muốn bảo quản vận chuyển đi xa, bạn hãy dùng giấy báo để bọc xung quanh quả để tránh hư tổn.

Công dụng của quả đu đủ

Hỗ trợ sức khỏe

Qua nhiều năm có mặt tại nước ta, cả quả đu đủ xanh và chín đều rất được ưa chuộng. Người ta dùng chúng bởi những giá trị dinh dưỡng và những công dụng chúng đem lại. Điển hình, quả đu đủ có những tác dụng sau đây:

  • Hỗ trợ giảm cân, giúp cải thiện làn da;
  • Tốt cho mắt, tăng cường thị lực, chống mỏi mắt;
  • Cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn nguy cơ các bệnh tim mạch;
  • Hạn chế cục máu đông;
  • Giảm viêm, tăng sức đề kháng, thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch;
  • Giảm stress, giảm đau cho phụ nữ khi hành kinh;
  • Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.

Đó là lý do nhiều nhà trồng cây đu đủ để có quả dùng thường xuyên. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây nên chú ý:

Khi ăn đu đủ cần chú ý

  • Không nên ăn liên tục quả đu đủ chín trong nhiều ngày liền vì chúng dễ làm vàng da nhất là vùng da lòng bàn tay, bàn chân. Tuy không nguy hiểm nhưng chúng dễ làm bạn hoang man.
  • Loại bỏ hạt đu đủ trước khi ăn. Trong thành phần loại hạt này có chứa độc tố carpine dễ gây rối loạn mạch và dẫn đến suy nhược thần kinh.
  • Người đường huyết cao hay những bệnh nhân tiểu đường không nên dùng vì lượng đường trong quả đu đủ rất cao.
  • Bản thân quả đu đủ có tính hàn nên không nên ăn đu đủ để lạnh.
  • Những người đang bị đi ngoài, đi cầu lỏng, không nên dùng loại trái cây nhuận tràng này vì dễ làm bệnh trầm trọng hơn.
Bản thân quả đu đủ có tính hàn nên không nên ăn đu đủ để lạnh.
Bản thân quả đu đủ có tính hàn nên không nên ăn đu đủ để lạnh.

Như vậy, đến đây bạn đã nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đu đủ. Với những kiến thức về lợi ích của quả đu đủ mang lại, chắc bạn cũng đang hào hứng trồng vài cây cho gia đình dùng đúng không? Nếu thích thì hãy kiếm giống và thử trồng vài cây nhé! Bạn có thể tận dụng thùng xốp trồng cũng được đấy. Hy vọng những kiến thức trên hữu ích đối với bạn.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh, bình an!

4.3/5 - (3 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Dưa hấu là loại quả được nhiều người yêu thích.

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí có nhiều loại, có loại quả ngắn nhưng cũng có loại quả dài.

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Bên ngoài quả bí chia làm nhiều khía.

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Tùy theo giống mà kích thước và hình dạng bầu khác nhau.

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt rất đơn giản ai cũng tự làm được.

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn