Đơn vị thi công cây xanh Quảng Ngãi chuyên nghiệp, uy tín

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí quyết trồng dưa gang đơn giản bằng chậu nhựa thông minh

Các loại dưa và những điều cần lưu ý khi thưởng thức chúng

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Lan phi điệp có mấy loại? Trồng và chăm sóc có dễ không?

Lan quân tử hợp với tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc dễ không?

Cây hẹ có mùi thơm đặc trưng nhiều người ưa dùng lại dễ trồng

Với mùi thơm đặc trưng nên hẹ được xem là một trong những loại rau thơm cần thiết cho những món ăn gia đình. Tuy thân hình nhỏ bé nhưng chúng lại mang đến cho con người khá nhiều công dụng tốt. Hãy cùng KhuyenNongTPHCM tìm hiểu về cây hẹ từ đặc điểm, công dụng cho đến cách trồng và chăm sóc chúng sao cho năng suất cao và nhanh thu hoạch nhất nhé! Chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích đấy.

Cây hẹ được ưa chuộng ở nhiều nơi trên nước ta.
Cây hẹ được ưa chuộng ở nhiều nơi trên nước ta.

Đặc điểm cây hẹ

Hẹ phù hợp với khí hậu ôn đới hoặc nhiệt đới gió mùa như nước ta. Những vùng núi, trung du hay vùng đồng bằng, người ta thường trồng hẹ để lấy lá làm rau.

Chúng thường được trồng vào mùa xuân hoặc mùa đông và thu hái quanh năm. Cây hẹ được nhân giống đơn giản bằng cách tách bụi nên khi đã trồng được 1 chậu  bạn sẽ dễ dàng nhân rộng.

Hẹ là loài cây thân thảo, sống được nhiều năm. Kích thước tùy loài cao thấp khác nhau, có giống cao chỉ 20cm nhưng lại có giống cao đến 50cm.

Thân hẹ hình trụ, mọc thẳng đứng, không phân nhánh. Lá mọc ra từ thân chiều rộng chỉ từ 1,5 – 7mm, và thân lá dẹp.

Hoa của cây hẹ hay còn gọi là bông hẹ mọc có màu trắng và mọc thành tán ở đầu. Mỗi tán gồm 20 – 40 hoa có mo bao bọc. Quả hẹ dạng nang, hình trái xoan ngược và chia làm 3 mảnh với 6 hạt màu đen và kích thước nhỏ.

Bông hẹ.
Bông hẹ.

Cây hẹ có tác dụng gì?

Cây hẹ có vị hơi chua và cay, hăng và ấm. Chính nhờ vậy mà người ta nghiên cứu được những công dụng bổ thận, tráng dương và tán khí, giải độc máu, cầm máu, tiêu đờm,… Do đó mà trong sách Bản Thảo Thập Di có viết: “Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên”. Sách Lễ Ký cũng có lưu lại công dụng của củ hẹ trong việc trị đau lưng hay chứng di mộng tinh.

Đó là những tác dụng trong Đông y, đối với y học hiện đại, hẹ là một loại dược liệu tăng tính nhạy cảm với insulin. Nhờ đó mà giúp giảm lượng mỡ trong máu, giảm đường huyết. Ngoài ra, chúng còn góp phần làm ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bảo vệ hoạt động ổn định của tuyến tụy.

Cây hẹ còn chứa hàm lượng allcin, sulfit và odorin cao – đây là những loại kháng sinh tự nhiên mạnh có khả năng chống tụ cầu và nhiều loại vi khuẩn gây hại. Hơn nữa những loại chất này còn giúp chữa ngứa ghẻ và nhiễm trùng da bằng cách đơn giản là giã nhỏ lá và đắp lên vết thương.

Hẹ còn trị được giun kim hay viêm tai ở trẻ nhỏ một cách hiệu quả. Những người bị hành do chứng viêm lợi cũng có thể giã nát lá hẹ tươi rồi ngậm để kháng viêm và giảm đau nhanh chóng.

Thông thường, mùa xuân là mùa cây hẹ phát triển tốt nhất nên kéo theo đó là hàm lượng dưỡng chất trong lá cũng cao nhất vào mùa này. Tuy nhiên, trong quá trình dùng hẹ bạn không nên ăn kèm với thịt trâu hay mật ong để không xảy ra những tác dụng phụ. Những người thường nóng trong người cũng không nên dùng hẹ nhiều.

Hẹ giúp kháng viêm, cầm máu, giảm ho, tiêu đờm và nhiều tác dụng khác.
Hẹ giúp kháng viêm, cầm máu, giảm ho, tiêu đờm và nhiều tác dụng khác.

Cách trồng hẹ

Việc trồng hẹ được thực hiện đơn giản qua các bước sau đây:

Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng

Do thân hình nhỏ bé nên cây hẹ không chiếm nhiều diện tích trồng. Bạn chỉ cần chuẩn bị thùng xốp, khay chậu nhỏ và thoát nước tốt là được. Nếu bạn có đất vườn thì càng tốt.

Đất trồng hẹ phù hợp nhất là đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí. Bạn có thể trộn đất thịt với cát hay tro trấu cùng với phân hữu cơ hay phân chuồng ủ hoai, phân gà, phân trùng quế để tăng độ màu mỡ. Nếu tái sử dụng đất cũ bạn cần bón vôi, phơi ải từ 7 – 10 ngày mới trồng để sạch mầm bệnh trong đất.

Chuẩn bị giống

Hẹ có thể được nhân giống bằng hạt hoặc bằng thân. Tùy vào sở thích và điều kiện mà bạn lựa chọn phù hợp.

  • Nếu trồng bằng hạt, bạn chọn mua hạt giống cây hẹ ở những nơi uy tín để có tỷ lệ nảy mầm cao.
  • Nếu trồng hẹ bằng thân, bạn chuẩn bị những thân cây khỏe mạnh, to khỏe để cây nhanh phát triển.

Tiến hành trồng hẹ

Cách trồng hẹ bằng hạt

Bạn nên xử lý hạt giống cây hẹ trước khi trồng để xử lý mầm bệnh và kích thích nảy mầm nhanh hơn. Chỉ cần ngâm trong nước ấm tỷ lệ pha 2 sôi : 3 lạnh và ngâm trong 4 – 5 tiếng đồng hồ.

San bằng đất, gieo hạt xuống và phủ nhẹ lên bề mặt bằng 1 lớp đất mỏng. Tiếp theo, bạn tưới nước để giữ ẩm cho đất.

Khoảng 5 – 10 ngày sau bạn bón thêm phân urê hoặc phân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Khi chúng đạt chiều cao10 – 15cm bạn có thể đem cây đi trồng.

Cách trồng hẹ bằng thân

Bạn nên trồng theo hàng để đẹp mắt và tiện chăm sóc. Mỗi hốc nên trồng khoảng 2 – 3 gốc cây hẹ giống và hốc này cách hốc kia 8 – 10cm.

Sau khi trồng xong bạn lấp đất và nén chặt gốc rồi tưới nước giữ ẩm cho cây.

Nên phủ lớp rơm rạ lên trên để giảm sự thoát hơi nước khiến đất nhanh bị khô.

Khoảng 1 tuần sau những nhánh hẹ này bắt đầu mọc mầm.

Trồng mỗi bụi cách nhau 8 – 10cm để cây đủ không gian phát triển.
Trồng mỗi bụi cách nhau 8 – 10cm để cây đủ không gian phát triển.

Chăm sóc cây hẹ

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, bạn cần chú ý những yếu tố sau:

Tưới nước

Lúc mới trồng cây, bạn nên tưới thường xuyên, mỗi ngày tưới 3 lần để cây đủ ấm.

Khi cây đã bén rễ và quen với môi trường, bạn giảm lượng nước tưới xuống mỗi ngày tưới 1 – 2 lần là đủ. Bạn tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát là tốt nhất.

Xới xáo đất

Hẹ ưa đất tơi xốp, thoáng khí nên bạn nhớ thường xuyên xới xáo đất để rễ phát triển khỏe mạnh nuôi cây tươi tốt.

Bón phân

Nhu cầu dinh dưỡng của cây hẹ không cao nhưng bạn lưu ý việc cung cấp phân bón để bụi hẹ nở to nhanh chóng. Nên dùng phân bón hữu cơ để tốt cho cả cây và đất cũng như sức khỏe những thành viên trong gia đình.

Thu hoạch

Sau 50 – 60 ngày là bạn đã có thể bắt đầu thu hoạch. Do đặc tính cây tái sinh nhanh nên khi thu hoạch bạn chừa lại phần gốc khoảng 2 – 3cm để cây tiếp tục phát triển lá.

Sau khi thu hoạch, bạn bón phân để cây nhanh lấy lại sức.

Sau 30 – 35 ngày bạn tiếp tục thu hoạch lứa tiếp theo. Cứ cách mỗi tháng bạn lại thu hoạch một đợt lá. Ngoài ra, nếu ăn ít, bạn có thể thu tỉa dần những bụi già hơn trước.

Nếu bạn muốn thu bông hẹ thì cứ giữ nguyên bụi hẹ trưởng thành và chăm sóc bình thường. Khi cây ra hoa, tiếp tục chăm sóc cho đến khi thu hoạch.

Thu hoạch hẹ sau 50 – 60 ngày chăm sóc.
Thu hoạch hẹ sau 50 – 60 ngày chăm sóc.

Hẹ là loài cây được dùng nhiều trong những bữa ăn gia đình với thật nhiều công dụng đối với sức khỏe. Cách trồng cây hẹ cũng khá đơn giản, nhanh thu hoạch. Nếu bạn yêu thích loại rau thơm này, hãy áp dụng những hướng dẫn bên trên để trồng những chậu hẹ tươi tốt cho gia đình dùng thường xuyên.

Chúc bạn luôn may mắn và thành công!

4.5/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Dưa hấu là loại quả được nhiều người yêu thích.

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí có nhiều loại, có loại quả ngắn nhưng cũng có loại quả dài.

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Bên ngoài quả bí chia làm nhiều khía.

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Tùy theo giống mà kích thước và hình dạng bầu khác nhau.

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt rất đơn giản ai cũng tự làm được.

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn