Cây ớt nhiều công dụng với cách trồng đơn giản
Ớt là loại trái cây có vị cay, được dùng phổ biến trong những bữa ăn gia đình. Chúng góp phần làm cho món ăn thêm ngon hơn. Nếu bạn cũng yêu thích thì hãy tự trồng cây ớt tại nhà để lúc nào cũng có ớt tươi ngon cho gia đình sử dụng. Bạn đừng lo, sẽ không có gì khó khăn cả. Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách trồng và chăm sóc để bạn có được những cây thật trĩu quả. Ngoài ra, cũng bằng bài viết này chúng thôi sẽ gửi đến bạn nhiều thông tin bổ ích về công dụng của loại quả cay này.

Nguồn gốc và đặc điểm của cây ớt
Đây l loài cây ăn quả thuộc họ Cà có nguồn gốc từ châu Mỹ với tên tiếng Anh là Chili Pepper. Hiện nay, chúng đã trở nên phổ biến với hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Khả năng chịu nhiệt của chúng khá cao nhưng nhiệt độ tốt nhất để chúng sinh trưởng phát triển tốt là từ 18 – 30 độ C. Chúng vẫn ổn định đến nhiệt độ 35 độ C nhưng nếu thấp hơn 15 độ C hoặc trên 35 độ C, khả năng ra hoa kết trái của chúng sẽ giảm sút. Cây ớt cũng có khả năng chịu bóng râm cao, có thể phát triển tốt trong môi trường rợp bóng 45% nhưng nếu cao hơn thì sẽ không tốt tới sự sinh trưởng của cây.
Cho đến nay, có khá nhiều loại ớt khác nhay nhưng ở nước ta phổ biến nhất là 4 loại sau đây:
- Ớt hiểm: với vị rất cay, hương thơm nên rất được ưa chuộng.
- Ớt sừng trâu: hình dáng quả ớt dài, to hơn quả ớt hiểm, đỉnh nhọn và cũng dùng để gia vị món ăn.
- Ớt Đà Lạt: là giống ớt quả to, đặc biệt không cay, chúng thường được dùng để chế biến món ăn nhưa xào thịt bò, xào tôm,…
- Ớt Capsicum Chinense với nhiều màu sắc, quả to, quả nhỏ đa dạng, hình tròn và cũng không cay. Loại ớt này chỉ dùng để làm kiếng, trang trí cho không gian thêm sinh động.

Tác dụng của quả ớt
Chúng tốt cho sức khỏe
Nhắc đến ớt, người ta nghĩ ngay đến vị cay, hăng,… Thành phần của chúng đa phần sẽ chứa hợp chất Capsaicin có tính kháng khuẩn cực mạnh. Mỗi giống ớt có mỗi đặc trưng riêng. Tuy nhiên, người ta trồng cây ớt để ăn quả không chỉ như một món gia vị mà vì chúng còn mang nhiều công dụng.
- Hỗ trợ giảm cân, phòng ngừa cảm cúm, giúp thư giãn, ngủ ngon;
- Giảm đau nhức, phòng chống bệnh tiểu đường;
- Làm chậm quá trình lão hóa; kéo dài tuổi thọ.
- Ngăn chặn tác hại của những tia bức xạ;
- Cải thiện chức năng tuần hoàn máu;
- Đặc biệt là ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt…
Tuy nhiên những đối tượng sau không nên ăn ớt
Do quả của cây ớt có tính nóng nên những đối tượng sau đây không nên sử dụng quả:
- Những người đang bị nhiệt miệng, những bệnh nhân trĩ;
- Người bị thận, đau dạ dày, viêm túi mật;
- Những người đau mắt đỏ;
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng không nên sử dụng.

Chuẩn bị những gì trước khi trồng cây ớt?
Thời điểm gieo trồng
Đối với trồng ớt tại nhà cho gia đình sử dụng, bạn có thể trồng bất cứ lúc nào trong năm nhưng tốt nhất là 3 thời điểm sau đây:
- Gieo hạt vào khoảng tháng 4, tháng 5. Sau đó đến tháng 5, tháng 6 trồng và khoảng tháng 8, tháng 9 thu hoạch.
- Gieo hạt vào khoảng tháng 8, tháng 9. Sau đó đến tháng 9, tháng 10 trồng và khoảng tháng 12 bắt đầu thu hoạch.
- Hoặc bạn có thể gieo muộn hơn vào tháng 10, tháng 11 đến tháng 11, 12 đem trồng và thu hoạch bắt đầu từ tháng 2, tháng 3.
Chuẩn bị đất
Cây ớt thích hợp với đất tơi xốp, đất cát pha hay đất thịt nhẹ, đảm bảo dinh dưởng, giàu mùn nhưng ít chua.
Trước khi trồng số lượng nhiều, bạn nên cày bừa kỹ, đánh rãnh rộng 30cm và lên luống cao 25 – 30cm, rộng 1 -1,2m. Trên mỗi luống bạn trồng 2 hàng, mỗi hàng cách nhau 70 – 80cm là được.
Hạt giống cây ớt
Tùy theo sở thích, nhu cầu hay thị trường tiêu thụ mà bạn chọn giống thích hợp. Nên chọn những nơi uy tín để mua được hạt giống chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao.
Cách trồng cây ớt
Gieo hạt
Trước khi gieo hạt bạn nên ngâm ủ để trừ sâu bệnh và kích thích hạt nảy mầm nhanh chóng. Bạn chỉ cần ngâm hạt vào nước sạch khoảng 6 – 8 giờ, sau đó vớt ra ngâm khoảng 30 phút với thuốc trừ nấm Funomyl. Cuối cùng bạn ủ hạt trong khăn ẩm và cho vào túi nilong cột kín miệng túi để không bị bốc hơi nước.
Sau khoảng 48 giờ, hạt giống cây ớt bắt đầu nảy mầm. Lúc này bạn nên đem hạt đi gieo ngay. Cách gieo hạt như sau:
- Cho đất vào bầu ươm.
- Gieo hạt giống vào bầu, mỗi bầu bạn có thể gieo 2 – 3 hạt.
- Đặt bầu ươm nơi khô thoáng, có thể dùng thuốc chống kiến xung quanh. Tưới nước thường xuyên để cấp ẩm cho hạt giống nhanh nảy mầm.
Trồng cây ớt
Sau 25 – 35 ngày, cây con đã được 4 – 5 lá thật, bạn chọn lọc những cây khỏe mạnh, phát triển tốt đem đi trồng vào chậu hay đất đã chuẩn bị.
Nhẹ nhàng cắt bỏ túi nilong rồi trồng cây vào đất. Mỗi cây cách nhau 60 – 70cm để cây có không gian phát triển cành lá và cho quả nhiều.
Sau khi trồng cây ớt vào đất, bạn tưới đẫm nước để chúng nhanh bén rễ.

Kỹ thuật chăm sóc ớt
Quá trình chăm sóc bạn nên lưu ý những yếu tố sau:
Tưới nước
Nhu cầu nước của cây ớt không nhiều, bạn nên tưới thường xuyên để cây đủ nước.
Khi tưới bạn nên tưới nước nhẹ nhàng, tránh tưới mạnh làm văng đất lên lá. Nếu trồng theo hàng, có xẻ rãnh, bạn nên tưới nưới dưới rãnh.
Đặc biệt nên tưới nhiều nước trong giai đoạn cây ra hoa kết trái để ngăn ngừa hiện tượng rụng hoa, giảm năng suất.
Tỉa nhánh
Bạn nên lựa chọn thời điểm trời nắng ráo để tỉa cành lá. Nên tỉa bỏ những lá dưới điểm phân cành để giữ gốc thông thoáng hạn chế sâu bệnh và cây ớt phân tán rộng cho nhiều quả.
Làm giàn
Bạn có thể cắm cây chống đỡ hoặc giăng giàn bằng dây nilong từ đầu hàng tới cuối hàng để giữ cây ớt đứng vững, không đổ gãy khi gặp gió hoặc lúc cây ra nhiều quả.
Phòng trừ sâu bệnh
Nên giữ thông thoáng nơi trồng ớt và thường xuyên vệ sinh gốc, loại bỏ kịp thời những cành lá hư hỏng để hạn chế sâu bệnh.
Thu hoạch
Đối với việc trồng cây ớt, chỉ sau 35 – 40 ngày cây bắt đầu nở hoa và kết quả trong thời gian ngắn. Khi quả ớt chuyển màu hơi đỏ, bạn có thể thu hoạch. Nên ngắt cả cuống để bảo quản lâu.
Bạn nên tiếp tục chăm sóc để cây có sức cho quả nhiều và thu hoạch trong thời gian dài.

Như vậy đến đây bạn đã nắm được những kỹ thuật để trồng cây ớt năng suất cao. Quả ớt không chỉ là món gia vị mà chúng còn góp phần cung cấp dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có những người không nên dùng ớt. Bạn nên lưu ý kỹ điều này để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhé!
Chúc bạn thành công!