Đơn vị thi công cây xanh Quảng Ngãi chuyên nghiệp, uy tín

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí quyết trồng dưa gang đơn giản bằng chậu nhựa thông minh

Các loại dưa và những điều cần lưu ý khi thưởng thức chúng

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Lan phi điệp có mấy loại? Trồng và chăm sóc có dễ không?

Lan quân tử hợp với tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc dễ không?

Cây sứ thái – những mẹo chăm sóc để hoa nở nhiều và đúng tết

Cây sứ thái là loại cây cảnh, cây phong thủy được ưa chuộng bởi chúng có nhiều màu hoa. Hơn nữa, vẻ đẹp của sứ không chỉ nằm ở hoa mà ở bộ rễ phình to của chúng. Nếu bạn cũng có đam mê về loại cây này thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm nhiều thông tin về đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng, kỹ thuật chăm sóc để chúng có hoa xinh và bộ rễ giá trị nhé!

Loài cây cảnh, cây phong thủy rất được ưa chuộng.
Loài cây cảnh, cây phong thủy rất được ưa chuộng.

Về cây sứ thái

Là loại cây thân thảo tuy nhiên phần lõi cây có những mô gỗ tương đối cứng cáp. Thân sứ mọng nước, mập mạp với củ rễ phình to. Cây có nhiều cành, phát triển mạnh mẽ.

Hoa sứ có dạng hình phễu gồm 5 cánh xòe như hoa loa kèn nhưng kích thước nhỏ hơn. Đối với những hoa đột biến có thể lên đến 6 hoặc 7 cánh khá độc đáo. Chỉ mất tầm 8 – 12 tháng là cây bắt đầu cho hoa. Hoa sứ mọc thành chùm, thời gian hoa tươi khoảng tầm 10 ngày.

Nhờ có nhiều cành nhánh và đặc tính hoa nở lần lượt nên hầu như bạn thấy cây sứ nở hoa quanh năm. Nếu muốn đa dạng màu hoa, bạn có thể ghép nhiều giống lên cùng 1 thân.

Bạn cũng dễ dàng tạo dáng cho cây sứ để trang trí không gian.

Hoa sứ thái đẹp
Hoa sứ thái đẹp

Ý nghĩa phong thủy của hoa sứ

Với các quan niệm về phong thủy, sắc hoa đỏ thắm là nơi thu hút hồng phúc và may mắn cho chủ nhân. Trồng sứ trong nhà sẽ giúp cuộc sống thoải mái, công việc thuận lợi. Đó cũng là lý do nhiều người lựa chọn loài cây này để chưng Tết để cầu mong 1 năm thuận lợi.

Những cây sứ thái càng rộ hoa thì chủ nhân càng ấm no, sung túc.

Đối với những cây sứ Thái uốn tạo dáng bonsai thì càng giá trị. Chúng tạo nên sự sang trọng, quý phái cho không gian. Với những thế cây khác nhau lại thể hiện những ý nghĩa khác nhau về sự bình an, hạnh phúc, may mắn, thịnh vượng…

Sứ được tạo dáng bonsai
Sứ được tạo dáng bonsai

Cách trồng cây sứ thái

Bạn chuẩn bị và tiến hành trồng theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị đất trồng và dụng cụ trồng

Thực ra cây sứ Thái dễ dàng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Nhưng nếu bạn trồng trên đất tơi xốp, thoáng khí, giàu mùn và thoát nước tốt thì chúng sẽ sinh trưởng phát triển mạnh mẽ tốt.

Theo các chuyên gia gợi ý, đất trồng cây sứ Thái Lan là hỗn hợp sau: tro trấu, vụn xơ dừa, vỏ đậu phộng, phân bò ủ hoai theo tỷ lệ lần lượt là 5 : 2 : 1 : 1 : 1. Trộn hỗn hợp này xong bạn cho vào túi nilong ủ kín 7 – 10 ngày rồi mới tiến hành trồng cây.

Về dụng cụ trồng, bạn có thể tận dụng khay, chậu, thùng xốp, bao xi măng để trồng đều được. Hoặc bạn trồng luôn ra đất vườn cũng rất tốt.

Tuy nhiên, đây là cây cảnh nên bạn hãy chọn chậu cảnh phù hợp thì sẽ thẩm mỹ hơn nhiều. Quan trọng là dụng cụ trồng phải có lỗ thoát nước để không úng rễ.

Chọn giống và trồng cây

Hiện có 3 phương pháp nhân giống phổ biến là dùng hạt giống cây sứ Thái hoặc giâm cành hay chiết cành. Tùy theo nhu cầu mà bạn có sự lựa chọn phù hợp.

Cách gieo hạt như sau:

  • Trước khi gieo, hạt giống cần trải qua quá trình ngâm để kích thích nảy mầm nhanh chóng hơn. Thời gian ngâm hạt trong nước ấm là 6 – 8 giờ đồng hồ. Khi ngâm bạn nên kết hợp với việc loại bỏ hạt lép để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao.
  • Sau khi ngâm, bạn rửa lại hạt giống và đem đi gieo. Tạo một đường rãnh trên mặt đất và tra hạt giống cây sứ Thái vào (lưu ý đặt hạt nằm ngang). Bạn cũng có thể gieo trong khay ươm để tiện chăm sóc.
  • Đặt khay ươm hoặc chậu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và chăm sóc đến khi nảy mầm và cây con khỏe mạnh.
  • Khi cây con được 4 – 5 cm, bạn trồng cây vào chậu và tưới nước. Sau đó đem chậu đặt nơi có ánh nắng mặt trời để cây tiếp tục phát triển.

Hướng dẫn giâm cành sứ Thái:

  • Bạn chỉ cần chuẩn bị những nhánh già của cây sứ Thái mẹ, phơi nắng nhẹ cho khô mủ rồi cắm vào đất đã chuẩn bị.
  • Đặt chậu nơi không có ánh nắng trực tiếp và tưới nước thường xuyên để giữ ẩm gốc cây.

Đây là phương pháp nhân giống tuy đơn giản nhưng ít phổ biến vì tốc độ nhân giống chậm, cây con chậm phát triển và bạn sẽ không lai tạo được những giống mới.

Phương pháp chiết cành được thực hiện như sau:

Cành chiết phải đảm bảo đủ độ già, thân chuyển sang màu xám và khi thực hiện việc cắt thân, chúng chảy nhựa mù trắng.

  • Bạn hãy dùng một con dao thật bén, tiệt trùng sạch sẽ rồi xẻ dọc thân 1 đường xéo từ dưới lên 1 góc 45 độ (vết cắt bằng ½ – 2/3 cành).
  • Đặt một miếng nhựa vào giữa để vết cắt không liền lại. Sau 3 – 5 ngày, nhựa cây khô lại, bạn dùng vụn xơ dừa bó vết ghép lại.
  • Nếu muốn đẩy nhanh tốt độ ra rễ, bạn hãy dùng thuốc kích thích rễ.
  • Mất tầm 30 – 40 ngày, rễ bắt đầu nhú ra và phát triển. Lúc này bạn có thể cắt rời cành chiết khỏi cây, để khô nhựa rồi trồng vào chậu.
Ươm cây sứ con
Ươm cây sứ con

Kỹ thuật chăm sóc cây sứ Thái

Tưới nước

Đây là loại cây kỵ úng nước nên quá trình chăm sóc cây bạn không cần tưới nước nhiều. Chỉ đến khi khô đất quanh gốc mới cần bổ sung nước.

Khi mới trồng hay mới sang chậu, bạn không nên tưới nước nhiều.

Bón phân

Kỹ thuật bón phân khá quan trọng khi trồng cây sứ Thái. Nếu bạn bón thường xuyên, cây sẽ phát triển liên tục nhưng không cho hoa. Những đợt cây cần đến phân bón như sau:

  • Cây dưới 6 tháng tuổi. Bạn hòa loãng phân và tưới vào gốc cây. Lượng phân nên dùng là 10 – 15g phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE hòa cùng 10 – 15 lít nước. Cứ 15 – 20 ngày bạn tưới 1 lần. Ngoài ra, để kích thích cây tăng trưởng bạn nên kết hợp phun định kỳ phân Đầu Trâu 005 khoảng 7 – 10 ngày 1 lần.
  • Đối với những cây sứ 6 – 12 tháng tuổi, bạn bón NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE với liều lượng 20 – 30 gam/ chậu. 20 – 20 ngày bón phân 1 lần. Thời điểm này bạn vẫn nên phun phân Đầu Trâu 005 hoặc có thể chuyển sang Đầu Trâu 007 nếu muốn cây sứ Thái ra hoa.
  • Đối với những cây trên 1 tuổi, đã ra hoa nhiều lần, bạn bón NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE với lượng phân cho mỗi cây là 20 – 30 gam, bón định kỳ 20 – 30 ngày 1 lần. Phun phân Đầu Trâu như giai đoạn trước. Bạn cũng có thể kết hợp phân Đầu Trâu 009 nếu muốn giữ hoa lâu tàn hơn.

Kỹ thuật sang chậu, nuôi rễ

Như đã nói, cây sứ Thái và cả sứ thường đẹp không chỉ ở hoa mà còn ở bộ rễ cây nhờ vào khả năng phình to của rễ. Để nuôi dưỡng bộ rễ đẹp, bạn phải thay chậu để nâng dần bộ rễ lên khỏi mặt đất.

Khi sang chậu, bạn cũng chuẩn bị đất như ban đầu, có thể thay đổi chậu nếu cây to. Nâng toàn bộ đoạn phình của rễ lên trên mặt chậu và uốn sửa theo ý muốn. Sau đó cho đất vào để cố định cây. Cuối cùng là tưới nước giữ ẩm.

Tỉa cành nuôi hoa

Để cây sứ cho nhiều hoa, bạn không nên để cành sứ phát triển quá dài. Sau mỗi đợt hoa tàn, bạn hãy cắt tỉa cành ngắn lại để đợt sau cây cho hoa nhiều hơn.

Thay chậu, nâng gốc để tạo hình bộ rễ đẹp.
Thay chậu, nâng gốc để tạo hình bộ rễ đẹp.

Xử lý cây sứ Thái ra hoa đúng Tết Nguyên Đán

Trồng hoa thì ai cũng mong chúng ra hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán để chưng trong nhà cho đẹp. Đối với cây sứ, cách xử lý như sau:

  • Gần cuối tháng 7 âm lịch, bạn hãy nhổ cây lên khỏi chậu, giũ sạch đất và cắt tỉa cành lá tạo dáng cây. Sau đó dùng vôi nhão bôi vào vết cắt để khử trùng để không làm thối cây. Đặt cây nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Sau 10 ngày, những vết thương trên cây đã khô, bạn đem trồng cây sứ Thái vào chậu, nên kết hợp thay đất luôn để cây được cung cấp thêm dinh dưỡng.
  • Trồng cây xong chăm sóc bình thường sau 1 tháng cây sẽ cho cành lá mới. Lúc này bạn mang chậu cây đặt ở nơi có ánh nắng tốt (nắng 60 – 70%). Đến đầu tháng 10 âm lịch bạn mới đem cây ra nơi nhiều nắng nhất để cây phát triển cành lá tốt. Đủ nắng hoa sẽ nhiều và màu tươi đẹp hơn.
  • Với cách làm này, đến đầu tháng chạp là cây sứ của bạn sẽ ra hoa đều cây, rất nhiều hoa và đến đúng Tết Nguyên Đán chúng sẽ nở bung ra rất đẹp.

Nếu muốn trưng hoa trong nhà những ngày Tết thì bạn chọn những nơi có nhiều ánh sáng nhất để đặt cây. Sau vài ba ngày lại đem cây ra để cây đón ánh nắng mặt trời. Thiếu nắng, hoa sẽ không lên màu đẹp.

Đủ nắng hoa sẽ nhiều và màu tươi đẹp hơn.
Đủ nắng hoa sẽ nhiều và màu tươi đẹp hơn.

Như vậy đến đây bạn đã nắm được những kiến thức về cây sứ Thái – một trong những giống sứ đẹp và được ưa chuộng nhất nước ta. Cách trồng, cách chăm sóc cây đã được hướng dẫn chi tiết bên trên. Để cây nở đúng dịp Tết và nở nhiều hoa hay cách thay chậu nâng gốc để cây có bộ rễ đẹp cũng khá đơn giản. Hãy đọc kỹ và thực hiện để có những chậu sứ đẹp nhé! Tết Nguyên Đán mà trưng cây này trong nhà thì cả năm gia đình bạn sẽ được ấm no, may mắn đấy!

Chúc bạn luôn khỏe và hạnh phúc!

4/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Không gian làm việc được “phủ xanh”.

Đơn vị thi công cây xanh Quảng Ngãi chuyên nghiệp, uy tín

Những cây chuối kiểng khiến không gian sinh động.

Cây chuối kiểng được ứng dụng như thế nào trong đời sống?

Một loài cây cảnh ưa chuộng.

Cây bông trang nở hoa đem lại sự giàu sang cho gia chủ

Phải có phương pháp kích thích để cây cho hoa đẹp.

Cây lộc vừng – cách chăm sóc và kích thích ra hoa đẹp

Để có những bông hoa xinh xắn, bạn phải chăm sóc cây cẩn thận.

Cây sống đời – loài cây dễ trồng dễ sống lại cho hoa rực rỡ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn