Trồng đậu nành đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nông dân
Hiện nay, do nhu cầu thị trường tăng nên nhiều hộ nông dân trồng đậu nành để phát triển kinh tế gia đình rất tốt. Sau thời gian nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm, Khuyến Nông TPHCM sẽ tổng hợp lại và chia sẻ những kỹ thuật cần thiết để bạn có những vụ mùa bội thu. Hãy cùng tìm hiểu và lưu lại những thông tin này để không gặp phải khó khăn trong quá trình canh tác nhé! Cuối bài, chúng tôi còn gửi đến bạn những công dụng và lợi ích mà hạt đậu này đem lại cho sức khỏe.

Cây đậu nành là cây gì ?
Đây là một trong những cây trồng họ Đậu (Fabeceae), chúng còn được biết đến với tên gọi Đậu Tương hay Đỗ Tương. Tên khoa học của chúng là Glycine max. Đậu nành xuất xứ từ vùng Đông Nam Á.
Trước đây, chúng chủ yếu được trồng để làm thức ăn gia súc nhưng về sau, người ta nghiên cứu được thành phần giàu chất đạm tốt nên được dùng để bổ sung dinh dưỡng cho con người.
Cây đậu nành được trồng để lấy hạt, hạt đậu này được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau thông qua cách chế biến. Bạn có thể dùng trực tiếp nguyên hạt hoặc làm đậu phụ, ép dầu hay nấu nước, làm bánh kẹo,…
Thân cây đậu nành còn được dùng để cải tạo đất nhờ hoạt động cố định N2 của vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây.

Hướng dẫn trồng đậu nành
Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng
Bạn chuẩn bị một mảnh đất để gieo trồng. Bạn hãy lên luống rộng 1,5 – 2m, cao 20 – 25cm. Các luống được ngăn cách bởi rảnh rộng 20cm, sâu 30cm để thuận tiện cho việc thoát nước và thăm nom xới xáo gốc đậu sau này. Trên mặt luống bạn vạch hàng cách nhau 35 – 40cm để gieo hạt.
Trước khi trồng đậu nành, bạn nhớ cày xới đất thật kỹ, cung cấp dinh dưỡng cho đất bằng phân bón lót (có thể dùng phân hữu cơ, phân ure, kali, phân lân,…). Sau đó bón vôi và phơi ải ít nhất 1 tuần để khử mầm bệnh tiềm ẩn.
Chuẩn bị giống
Hạt giống đậu nành đạt tiêu chuẩn là những hạt to tròn, đều nhau, vỏ bóng mịn. Do vỏ hạt đậu nành khả mỏng nên bạn không cần thông qua bước ngâm ủ, chỉ cần đem gieo trực tiếp.
Tiến hành gieo hạt
Hạt giống được gieo vào những đường đã được vạch sẵn. Mỗi hạt cách nhau từ 10 – 15cm, mỗi lỗ gieo 2 – 3 hạt. Sau khi gieo, phủ lên trên hạt lớp đất mỏng.
Bạn tuyệt đối khôn gieo quá dày vì cây không đủ không gian phát triển dễ sinh sâu bệnh và năng suất sụt giảm.

Kỹ thuật chăm sóc đậu nành tiêu chuẩn đem lại hiệu quả kinh tế cao
Để cây phát triển xanh tốt, cho nhiều quả, nhiều hạt bạn cần chăm sóc theo những hướng dẫn sau:
Tưới nước, làm cỏ
Quá trình cây sinh trưởng, phát triển, bạn cần cung cấp đầy đủ nước để không để cây bị hạn nhưng tuyệt đối không để cây bị úng nước. Đặc biệt là giai đoạn cây phát triển lá và lúc sắp ra hoa.
Làm cỏ là việc bắt buộc để cây đậu nành không bị cạnh tranh dinh dưỡng. Có 3 thời điểm quan trọng là: Khi cây được 10 – 15 ngày tuổi, được 30 ngày tuổi và đợt cuối cùng là được 45 ngày.
Trồng dặm
Khi cây được 2 lá mầm bạn nên kiểm tra vườn đậu để trồng dặm nếu cây mọc không đều nhau. Bạn dặm ngay những chỗ thiếu này để đảm bảo số lượng cây trồng.
Bón phân
Đây là việc cần làm để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây. Bạn dùng phân urê để bón cách gốc 10 – 15cm khi cây mọc được 7 – 10 ngày.
Khi bón phân bạn cần kết hợp tưới nước và vun gốc để lấp phân lại.
Đợt phân thứ 2 sau đợt 1 10 – 15 ngày. Lúc này bạn bón phân đạm và kali. Những cây yếu, còi cọc hay bị nhiễm sâu bệnh cần được loại bỏ kịp thời.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây đậu nành thường bị rệp, sâu đục quả, sâu ăn lá, tấn công. Ngoài ra, chúng còn bị những bệnh như gỉ sắt, sương mai, đốm nâu gây hại, ảnh hưởng năng suất.
Đặc biệt, quá trình sinh trưởng, cây dễ bị chuột tấn công.
Do đó, bạn cần theo dõi tiêu diệt những loại trên ngay khi chúng xuất hiện để không ảnh hưởng đến cây và quả cũng như hạt đậu.

Thu hoạch
Bạn có thể thu hoạch đậu nành tươi khi hạt còn xanh để luộc hay thu hạt khô để chế biến nhiều món ăn khác.
Nếu thu hạt đậu khô, bạn nên chọn thời điểm lá cây đang chuyển sang màu vàng và bắt đầu rụng lá. Lúc này, những trái đậu đang chuyển màu xám hay đen.
Nếu bạn thu hoạch quá sớm, hạt đậu nành chưa đạt chuẩn chất lượng, hạt dễ bị nhăn nheo. Nhưng nếu bạn thu hoạch quá trễ, vỏ hạt sẽ dễ khô, nứt, bắn hạt ra ngoài dẫn đến thất thoát.
Để thuận lợi hơn cho việc thu hoạch đậu nành, trước khi thu hái khoảng 5 – 7 ngày, bạn dùng dung dịch muối loãng tưới lên cây để làm rụng bớt lá đi. Bằng cách làm đơn giản này, bạn không những tiết kiệm nhân công cho việc thu hái, bảo quản và phơi đậu mà còn giúp đất có được nguồn phân hữu cơ dồi dào từ lá đậu rụng.
Đậu nành có những tác dụng gì?
Như đã đề cập bên trên, đây là loại đậu vừa ngon vừa bổ. Bạn có thể dùng đậu nành thường xuyên thông qua nhiều cách chế biến thành thức ăn hoặc nước uống bởi chúng đem lại những lợi ích cho sức khỏe sau đây:
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm cholesterol, ngăn chặn chứng xơ vữa động mạch, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim và đặc biệt là giảm nguy cơ tai biến mạch máu não;
- Ngăn chặn nguy cơ tiểu đường, béo phì;
- Giúp làm đẹp da, đẹp tóc;
- Giảm nguy cơ loãng xương, đặc biệt là với người cao tuổi;
- Giảm những khó chịu của kỳ kinh nguyệt cũng như triệu chứng của thời kỳ mãn kinh ở nữ giới;
- Phòng chống ung thư.

Tóm lại, đây là loại đậu cực tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là người phụ nữ. Để trồng và chăm sóc đậu nành không khó khăn lắm. Nhưng nếu muốn có những vụ mùa bội thu, bạn cần đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật trên. Hy vọng những kiến thức trên hữu ích cho bạn.
Chúc bạn sớm có những đám đậu xanh tốt!