Đơn vị thi công cây xanh Quảng Ngãi chuyên nghiệp, uy tín

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí quyết trồng dưa gang đơn giản bằng chậu nhựa thông minh

Các loại dưa và những điều cần lưu ý khi thưởng thức chúng

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Lan phi điệp có mấy loại? Trồng và chăm sóc có dễ không?

Lan quân tử hợp với tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc dễ không?

Dưa lưới là loại quả ngon và bổ dưỡng lại rất dễ trồng

Có một loại trái cây ngọt mát, hương thơm dễ chịu mà đảm bảo ai cũng mê đó là quả dưa lưới. Đây là một loại trái cây giải nhiệt mùa hè, nhờ nó mà cái nóng hè nhanh chóng được làm dịu đi. Nếu bạn có đất vườn hoặc tận dụng được sân thượng hay ban công thì hãy tự trồng vài dây để thưởng thức những quả ngon do chính tay mình trồng nhé! Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng, cách chăm sóc và cả những công dụng của loại quả siêu ngon này. Thêm vào đó là những ai không nên dùng chúng để không ảnh hưởng sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu nhé! Sẽ có nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đấy!

Dưa lưới là loại trái cây ngon ngọt, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng.
Dưa lưới là loại trái cây ngon ngọt, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng.

Một số thông tin về quả dưa lưới

Nguồn gốc, đặc điểm

Đây là loại dưa được tìm thấy lần đầu tiên ở khu vực Châu Phi và Ấn Độ. Chúng thuộc họ Bầu Bí (Cucurbitaceae) và có tên khoa học là Cucumis Melo. Dưa lưới thích hợp với những vùng khí hậu nhiệt đới nắng nóng nên khi du nhập vào Việt Nam chúng phát triển rất nhanh và được nhiều người yêu thích.

Phân loại

Hiện nay có 2 loại dưa lưới phổ biến được phân loại theo màu sắc phần ruột bên trong là giống ruột vàng và giống ruột xanh.

Dưa lưới ruột vàng

Đúng như tên gọi, lớp ruột bên trong của chúng có màu vàng ươm. Bên ngoài vỏ màu xanh thẫm. Ngoài cùng là những sợi gân màu trắng sáng đan xen nhau như những chiếc lưới bọc lấy quả dưa.

Nếu bạn mua dưa lưới ruột vàng, bạn nên chọn những quả có nhiều đường gân trắng bên ngoài vì lưới càng dày quả dưa càng ngọt.

Dưa lưới ruột xanh

Vỏ ngoài của giống dưa này chuyển màu nâu khi chín và bên ngoài cũng có nhiều đường gân màu trắng xám đan xen nhau.

Tuy nhiên, lớp ruột bên trong có màu xanh lá nhạt, càng vào trong, màu xanh càng nhạt dần.

Cả 2 loại này hầu như chỉ khác nhau về màu sắc chứ hương vị đều vô cùng hấp dẫn. Chúng đều là loại quả mọng nước, hương thơm dịu ngọt, vị thanh mát lôi cuốn. Chính vì vậy mà khá nhiều người yêu thích chúng đặc biệt là khi trời nắng nóng.

2 loại dưa lưới ruột vàng và ruột xanh.
2 loại dưa lưới ruột vàng và ruột xanh.

Cách trồng dưa lưới

Để trồng được những quả ngon ngọt, bạn nên tiến hành theo hướng dẫn sau đây:

Thời điểm trồng thích hợp

Đây là loại cây ưa nắng, khả năng chịu lạnh kém nên nếu muốn trồng tại nhà, bạn hãy trồng vào 2 thời điểm sau đây:

  • Tháng 2, tháng 3 gieo hạt để thu hoạch trong khoảng tháng 5.
  • Tháng 8, tháng 9 trồng để thu hoạch vào tháng 11, 12.

Ngoài ra, nếu trồng trong thùng xốp hay chậu có thể chủ động được thì giữa 2 đợt này bạn có thể trồng thêm 1 đợt cũng vẫn cho năng suất cao.

Nói chung, bạn chỉ cần tránh thời điểm mưa lạnh khiến cây chậm phát triển, quả không đạt mà chất lượng lại không đảm bảo. Còn lại từ tháng 2 đến tháng 9 dương lịch, bạn có thể gieo trồng vào bất cứ lúc nào bạn sắp xếp được.

Chuẩn bị hạt giống dưa lưới

Việc chọn giống tốt ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng quả sau này.

Dưa lưới có khá nhiều giống, cả trong nước và những loại giống nhập. Tùy sở thích mà bạn lựa chọn loại phù hợp.

Bạn nên lựa chọn những nơi bán uy tín để có hạt giống dưa lưới chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao.

Chọn vị trí trồng

Như đã nói trên, dưa lưới ưa sáng nên vị trí trồng càng đủ ánh sáng đặc biệt là ánh nắng buổi sáng thì cây sẽ phát triển càng mạnh. Bạn có thể trồng ở vườn, trước sân, ban công hay sân thượng đều được.

Đất và dụng cụ trồng

Dưa lưới phù hợp với loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt và tốt nhất nên chuẩn bị đất sạch để không tiềm ẩn mầm bệnh hại cây.

Bạn có thể trộn thêm phân hữu cơ, phân trùng quế, xơ dừa,… vào đất trước khi trồng.

Khi chuẩn bị chậu trồng bạn nên lưu ý đến đặc điểm bộ rễ cây. Rễ dưa lưới phát triển nhanh, khỏe để lấy dinh dưỡng nuôi cả giàn cây. Chính vì vậy, bạn nên chọn những chậu hay thùng kích thước lớn để chứa được nhiều đất.

Ngoài ra, yêu cầu quan trọng là chậu trồng phải có lỗ thoát nước dưới đáy để không ứ đọng nước, khiến đất không thông thoáng, mất khả năng trao đổi oxy với môi trường làm cây còi cọc.

Tiến hành gieo trồng

Các bước gieo trồng dưa lưới được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Ngâm ủ hạt giống trước khi gieo để kích thích hạt nảy mầm nhanh. Bạn cho hạt giống dưa lưới vào nước ấm tỷ lệ pha 2 sôi : 3 lạnh ngâm khoảng 4 – 6 tiếng. Sau đó vớt ra rửa sạch rồi ủ vào khăn ấm cho đến khi hạt giống nứt nanh thì đem ươm.
  • Bước 2: Chuẩn bị bầu ươm bằng bịch nilong đựng đất (có lỗ thoát nước) hoặc bạn có thể dùng viên nén xơ dừa để ươm. Tra 1 – 2 hạt giống vào bầu ươm rồi phủ 1 lớp đất mỏng lên.
  • Bước 3: Đặt chậu nơi khô ráo thoáng mát và tiến hành tưới nước giữ ẩm cho hạt nhanh nảy mầm.
  • Bước 4: Tiếp tục duy trì chăm sóc, khoảng 2 ngày sau hạt giống nhú những mầm non, sau 8 – 10 ngày cây con đã có 2 lá hoàn chỉnh.
  • Bước 5: Đem trồng vào chậu để cây tiếp tục phát triển. Giai đoạn này bạn tưới nước vừa đủ, không dư nước dễ úng rễ. Đào lỗ bằng bầu ươm (nhớ đào hơi sâu để che kín bầu cây dưới lớp đất mặt. Nhẹ nhàng rạch bỏ bịch nilong rồi đặt bầu cây vào đất, lấp kín lại và ém chặt gốc để cây không ngã đổ.

Việc trồng dưa lưới nên thực hiện khi chiều mát, không làm khi đang nắng dễ héo cây, mất sức sống. Trồng xong nhớ tưới nước đều đặn mỗi ngày 2 lần và che mát cho cây dần thích nghi với môi trường mới.

Trồng cây vào chậu kích thước rộng
Trồng cây vào chậu kích thước rộng

Kỹ thuật chăm sóc cây dưa lưới

Sau khi trồng cây vào chậu, bạn tiến hành chăm sóc như sau:

Tưới nước

Đều đặn mỗi ngày tưới 2 lần để cây đủ nước phát triển.

Khi cây ra hoa kết trái bạn nên hạn chế tưới nước để quả ngon ngọt hơn.

Bấm ngọn

Đây là kỹ thuật cần thiết để cây ra nhiều quả. Những mốc cần bấm ngọn như sau:

  • Khi cây được 5 – 6 lá thật, bạn tiến hành bấm ngọn để cây nhảy nhánh.
  • Khi cây được 15 – 16 lá thật, bạn tiếp tục bấm ngọn lần nữa để những nhánh nhỏ hơn có cơ hội phát triển tạo quả chất lượng.

Thao tác bấm ngọn dưa lưới nên được thực hiện vào buổi sáng sớm, tránh bấm ngọn vào buổi chiều hay tối khiến cây có vết cắt nhựa chảy ra trong đêm dễ tạo môi trường cho nấm bệnh phát triển.

Bón phân

Để cây tăng khả năng ra hoa kết trái, bạn nên bón phân thường xuyên để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Tùy từng thời điểm mà bạn bón loại phân và lượng phân phù hợp. Bạn nên dùng phân hữu cơ để không ảnh hưởng sức khỏe. Ngoài ra, bạn có thể dùng phân đạm, lân, kali ứng với những mốc phát triển của cây.

Khi cây ra hoa kết trái, bạn nên bổ sung thêm phân NPK để nuôi trái nhanh lớn.

Thụ phấn

Khi hoa xuất hiện, bạn sẽ thấy côn trùng, ong bướm đến thụ phấn cho hoa. Nếu thiếu ong bướm, bạn có thể tự thụ phấn thủ công cho cây trong 3 – 5 ngày đầu.

Chọn lọc và bảo vệ quả

Với mỗi nhánh dây, bạn chỉ nên để lại 1 quả để cây nuôi quả tốt nhất. Những đợt quả tiếp theo bạn có thể tăng số lượng quả trên mỗi nhánh.

Khi quả dưa lưới lớn gần bằng cái chén nhỏ, bạn nên dùng những biện pháp hỗ trợ lực cho dây dưa. Có thể dùng móc treo để để giảm sức nặng của quả.

Trợ lực cho quả dưa
Trợ lực cho quả dưa

Thu hoạch

Nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng dưa lưới, sau tầm 3 tháng là bạn có thể thu hoạch lứa quả đầu tiên. Quả dưa chín sẽ chuyển màu đồng thời những đường gân sẽ căng bóng và xung quanh cuống có nhiều vết nứt.

Trước khi thu hoạch tầm 5 – 7 ngày, bạn ngưng tưới nước để quả giòn ngọt hơn. Nếu muốn thưởng thức quả dưa lưới đậm vị nhất, bạn đừng nên dùng ngay khi hái khỏi cây. Tốt nhất là để quả ở nhiệt độ thường trong 1 – 2 ngày mới bổ ra dùng.

Công dụng của dưa lưới

Dưa lưới cực tốt cho sức khỏe

Là loại quả không chỉ được dùng để tráng miệng, giải khát, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nhiều công dụng tuyệt vời của quả dưa lưới. Cụ thể như sau:

  • Hỗ trợ thị lực, điều trị chứng mất ngủ;
  • Kháng viêm, tăng cường miễn dịch;
  • Hỗ trợ làm đẹp da, điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ;
  • Tốt cho bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân tim mạch
  • Tốt cho người đang cai thuốc lá, người làm việc căng thẳng, mất ngủ;
  • Phòng ngừa ung thư…

Có được những công dụng tuyệt vời như trên là do thành phần quả dưa lưới có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa dạng polyphenol, lutein, zeaxanthin, vitamin C,…hứu ích cho sức khỏe.

Ai tuyệt đối không nên dùng dưa lưới?

Tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe như đã kể bên trên nhưng không phải bất cứ người nào cũng có thể thoải mái sử dụng. Những người sau đây không nên dùng dưa lưới:

Người bị viêm ruột mãn tính

Những người viêm ruột mãn tính, nhười bíốt, cảm hay mới khỏi bệnh hoặc những người mắc các chứng bệnh về gan và thận thì không nên dùng loại quả này vì chúng có tính hàn (lạnh) dễ làm bệnh trầm trọng hơn.

Phụ nữ sau sinh

Cũng do tính hàn của quả dưa lưới mà chúng dễ làm hao tổn năng lượng, làm lạnh bụng, không tốt cho phụ nữ sau sinh đặc biệt là những người đang cho bé dưới 6 tháng bú sữa.

Nên để quả ở nhệt độ thường 1 – 2 ngày mới dùng để quả đạm vị hơn.
Nên để quả ở nhệt độ thường 1 – 2 ngày mới dùng để quả đạm vị hơn.

Đến đây bạn đã nắm được kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch dưa lưới. Đây là loại quả cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng bạn nhớ lưu ý những người bụng yếu, cơ thể lạnh hoặc mẹ sau sinh thì không nên dùng loại quả bổ dưỡng này vì chúng có tính hàn. Hy vọng những kiến thức trên hữu ích cho bạn.

Chúc bạn sớm trồng được giàn dưa lưới trĩu quả!

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Dưa hấu là loại quả được nhiều người yêu thích.

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí có nhiều loại, có loại quả ngắn nhưng cũng có loại quả dài.

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Bên ngoài quả bí chia làm nhiều khía.

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Tùy theo giống mà kích thước và hình dạng bầu khác nhau.

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt rất đơn giản ai cũng tự làm được.

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn