Đơn vị thi công cây xanh Quảng Ngãi chuyên nghiệp, uy tín

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí quyết trồng dưa gang đơn giản bằng chậu nhựa thông minh

Các loại dưa và những điều cần lưu ý khi thưởng thức chúng

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Lan phi điệp có mấy loại? Trồng và chăm sóc có dễ không?

Lan quân tử hợp với tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc dễ không?

Hành lá – công dụng và cách trồng đơn giản nhanh thu hoạch

Chắc chắn ai cũng biết đến hành lá vì chúng là loại rau thơm phổ biến trong hầu hết các món ăn. Đặc biệt chúng còn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe mà lại khá dễ trồng và nhanh thu hoạch nên nhiều người tự trồng tại nhà để gia đình luôn có sẵn rau tươi dùng thường xuyên. Chính vì vậy, hôm nay KhuyenNongTPHCM dành thời gian chia sẻ với bạn cách trồng chăm sóc hành và nhiều thông tin bổ ích về đặc điểm, công dụng của chúng đối với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Hành lá là loại rau thơm phổ biến trong nhiều món ăn của người Việt.
Hành lá là loại rau thơm phổ biến trong nhiều món ăn của người Việt.

Về cây hành lá

Đặc điểm

Người ta còn biểt đến chúng với nhiều tên gọi khác như: hành ta, hành hoa, hành xanh, hành non,…  Đây là loài cây thuộc họ Hành (Alliaceae).

Hành lá là một trong những loại gia vị đặc trưng, phù hợp với hầu hết các món ăn gia đình từ dân dã cho đến các món thượng lưu, quý tộc. Chính vì vậy mà nghề trồng hành thường đem lại nhu cầu kinh tế khá cao.

Ngoài vai trò gia vị, chúng còn được biết đến như một thành phần quan trọng trong các bài thuốc Đông y để chữa bệnh hiệu quả.

Đúng như tên gọi, bộ phận hữu dụng của cây là phần lá rỗng ruột có màu xanh lục. Tùy vào giống cũng như điều kiện chăm sóc mà chúng có kích thước to nhỏ và dài ngắn khác nhau từ 30 – 50cm.

Đây là loài cây thân thảo, có thể sống lâu năm. Mỗi cây có khoảng 5 – 6 lá thuôn nhọn. Phần gốc lá phình to.

Hành lá là loài cây có hoa. Hoa của chúng có dạng hình xim với ngấn thành tán giả giống dạng hình cầu.

Phân loại

Nếu bạn chịu khó quan sát sẽ thấy trên thị trường hiện có 2 loại hành có gốc thân màu trắng hoặc màu đỏ. Tuy khác nhau về màu sắc thân nhưng những đặc tính của chúng hoàn toàn giống nhau.

Dựa vào những đặc trưng khác nhau mà người ta chia làm 3 giống hành lá phổ biến: hành hương, hành trâu và hành đá.

  • Giống hành hương: thường mọc thành bụi tương đối nhỏ với kích thước lá cũng nhỏ. Tuy nhiên, chúng có phần hạn chế là dễ bị nhiễm bệnh vàng lá.
  • Giống hành trâu: Bụi hành lớn hơn và lá kích thước lá to. Đây là loại ưa chuộng nhất trên thị trường nên nhu cầu tiêu thụ lớn, đem lại thu nhập cao.
  • Giống hành đá: Có kích thước lá cũng như bụi hành ở mức trung bình. Đây là loại hành lá dễ trồng và ít bị sâu bệnh tấn công.
Dựa vào những đặc trưng khác nhau mà người ta chia làm 3 giống: hành hương, hành trâu và hành đá.
Dựa vào những đặc trưng khác nhau mà người ta chia làm 3 giống: hành hương, hành trâu và hành đá.

Hành lá có tác dụng gì?

Với hương thơm đặc trưng cùng với vị hơi cay, hành lá không những gia vị cho món ăn mà còn là loại rau giúp tăng tính thẩm mỹ trong ẩm thực. Hầu như tất cả các món ăn đều dùng đến chúng. Đây còn là loại lá tạo cảm hứng nấu ăn cho các đầu bếp cũng như những bà nội trợ gia đình.

Không những dừng lại ở đó, hành lá còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe sau đây:

  • Hỗ trợ thị lực: nhờ hàm lượng vitamin A và carotenoid cao mà chúng giúp mắt luôn tinh anh, ngăn ngừa nhiều bệnh về mắt;
  • Giúp nâng cao đề kháng: với hàm lượng vitamin C và vitamin A giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, chống lại một số bệnh do thời tiết và do virut như cúm;
  • Hỗ trợ hệ xương chắc khỏe: Ngoài lượng vitamin K, vitamin C, hành lá còn chứa một số chất thiết yếu giúp ngăn ngừa lão hóa xương khớp, giúp xương chắc khỏe và giúp bạn duy trì hoạt động sống tích cực;
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Nhờ chứa hàm lượng lớn chất xơ mà loại rau gia vị này giúp hệ tiêu hóa của bạn làm việc hiệu quả hơn, hạn chế chứng táo bón;
  • Phòng cảm lạnh: Do thành phần lá hành có tính kháng khuẩn và kháng virut rất tốt nên được xem là loại rau phòng chống cũng như giải cảm rất hiệu quả;
  • Phòng chống tiểu đường: Nhờ vào hợp chất lưu huỳnh có trong hành lá mà chúng làm giảm lượng đường trong máu giúp bạn ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường;
  • Phòng chống ung thư: Với thành phần hợp chất allyl sulfide và flavonoid có khả năng kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư và chống lại các gốc tự do nên đẩy lùi nguy cơ ung thư một cách hiệu quả.

Ăn hành lá nhiều có tốt không? Chúng có kỵ gì không?

Vì quá phổ biến nên chúng ta thường nghĩ dùng nhiều cũng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng một lượng hành lá nhất định, không nên quá lạm dụng dễ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngoài ra, có một số loại thực phẩm khi kết hợp với lá hành sẽ gây tác dụng phụ. Cụ thể như:

  • Đậu phụ kết hợp với hành lá sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi của cơ thể bởi hàm lượng axit oxalic trong rau kết hợp với đậu phụ sẽ chuyển hóa thành canxi oxalate.
  • Mật ong kết hợp với hành lá dễ gây tiêu chảy hoặc một số ảnh hưởng khác liên quan đến hệ tiêu hóa vì những dưỡng chất trong hành sẽ sinh ra chất độc nếu gặp các enzym hay axit trong mật ong.

Chính vì vậy mà những bà nội trợ nên lưu ý khi kết hợp chúng với nhau để giữ an toàn cho sức khỏe cả nhà.

Loại rau gia vị này còn có nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng không nên kết hợp với đậu phụ hay mật ong.
Loại rau gia vị này còn có nhiều tác dụng chữa bệnh nhưng không nên kết hợp với đậu phụ hay mật ong.

Cách trồng hành lá

Bạn có thể trồng hành vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, nếu trồng vào mùa nắng, cây sẽ phát triển nhanh chóng, cho năng suất cao hơn so với mùa mưa. Tiến hành chuẩn bị và trồng như hướng dẫn sau:

Chuẩn bị đất và dụng cụ trồng

Bạn chủ cần một thùng xốp nhỏ, có lỗ thoát nước hoặc tận dụng chậu cây để trồng.

Đất trồng hành lá phù hợp nhất là đất giàu dinh dưỡng, nhiều mùn và có khả năng thoát nước tốt để không úng ngập gây thối gốc, thối rễ chết cây.

Nếu bạn có tro trấu thì trồng hành sẽ nở bụi to hơn so với dùng đất. Do tro trấu thường có chứa muối nên trước khi trồng bạn cần rửa kỹ để loại bỏ muối trong tro.

Chuẩn bị cây giống

Với cách trồng hành lá đơn giản này, bạn chỉ cần tận dụng những phần gốc hành mua về ăn để trồng.

Cách xử lý gốc hành như sau: Sau khi dùng phần lá, để lại đoạn gốc 5 – 6cm làm gốc hành giống. Tiếp đến, bạn bỏ sạch phần rễ để kích thích chúng nhanh ra rễ mới. Sau cùng, bạn tách những bụi này thành từng gốc rời nhau để việc trồng thuận tiện hơn.

Tiến hành trồng

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, hãy cho đất hoặc tro trấu vào chậu hoặc thùng xốp đã chuẩn bị.

San bằng giá thể rồi trồng những gốc hành theo hàng. Mỗi hàng cách nhau tầm 20cm, mỗi hốc bạn nên trồng 1 – 2 gốc. Bạn trồng hành lá với độ sâu 3cm để cây dễ phát triển.

Chăm sóc cây

Sau khi trồng xong, bạn đặt chậu nơi có ánh nắng buổi sáng để thúc đẩy cây sinh trưởng khỏe mạnh, nhanh cho lá.

Mỗi ngày bạn tưới nước 1 – 2 lần để cấp ẩm cho cây nhưng không nên tưới quá nhiều vì hành lá rất dễ bị úng.

Làm sạch cỏ dại để cây không mất chất dinh dưỡng.

Chỉ mát một thời gian ngắn tầm 30 – 40 ngày là bạn có thể thu hoạch dần.

Sau mỗi đợt thu hoạch bạn nên bón phân để hỗ trợ sức cho cây tiếp tục cho lá.

Trồng bằng gốc, bạn sẽ thu hoạch sau 30 – 40 ngày.
Trồng bằng gốc, bạn sẽ thu hoạch sau 30 – 40 ngày.

Trên đây là tất cả những thông tin cần biết về loại rau gia vị phổ biến. Hành lá thực sự rất cần thiết cho các món ăn. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ tốt cho sức khỏe bạn. Tuy nhiên, bạn lưu ý không lạm dụng chúng quá nhiều và tuyệt đối không nên kết hợp với mật ong và đậu phụ để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chúc bạn và cả nhà luôn khỏe và thành công!

5/5 - (3 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Dưa hấu là loại quả được nhiều người yêu thích.

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí có nhiều loại, có loại quả ngắn nhưng cũng có loại quả dài.

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Bên ngoài quả bí chia làm nhiều khía.

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Tùy theo giống mà kích thước và hình dạng bầu khác nhau.

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt rất đơn giản ai cũng tự làm được.

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn