Đơn vị thi công cây xanh Quảng Ngãi chuyên nghiệp, uy tín

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí quyết trồng dưa gang đơn giản bằng chậu nhựa thông minh

Các loại dưa và những điều cần lưu ý khi thưởng thức chúng

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Lan phi điệp có mấy loại? Trồng và chăm sóc có dễ không?

Lan quân tử hợp với tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc dễ không?

Trồng khoai lang lấy củ đem lại hiệu quả kinh tế cao

Củ lang do có hàm lượng dinh dưỡng cao nên lượng tiêu thụ hàng năm rất cao. Khi trồng khoai lang lấy củ, bạn còn có thể thu thân và lá nhiều đợt trước đó. Tuy nhiên, trồng như thế nào để chúng cho củ to, khỏe và nhiều củ nhất là vấn đề được nhiều bà con nông dân quan tâm. Hôm nay, Khuyến Nông TPHCM sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ cách trồng và chăm sóc loại khoai này nhé!

Khoai lang vừa ngon vừa chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên rất được ưa chuộng.
Khoai lang vừa ngon vừa chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên rất được ưa chuộng.

Đặc điểm cây khoai lang

Cây khoai lang có tên khoa học là Ipomoca batatas L. với tên tiếng Anh là Sweet potato. Đầu tiên, chúng được tìm thấy ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ.

Cây khoai lang là một trong những loài thực vật có củ thuộc họ bìm bìm (Convolvulaceae) chứ không thuộc chi Dioscorea như những loại củ khoai khác. Chúng có dạng thân thảo, thân mềm và bò lan ra mặt đất, chiều dài thân lên đến 2 – 3 mét hoặc hơn nếu trồng ở những nơi phù hợp. Lá đơn hình tim hoặc xẻ thủy với phần cuống dài, mọc cách xa nhau. Hoa lưỡng tính, quả thuộc dạng quả sóc.

Rễ cây khoai lang bao gồm rễ chính và nhiều rễ thứ.

Hiện có khá nhiều giống khoai lang khác nhau được trồng ở nhiều tỉnh thành khắp Việt Nam.

Điều kiện nhiệt độ phù hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt là khoảng 24 độ C. Tầm 2 – 9 tháng là cây phát triển đầy đủ rễ củ.

Khi trồng khoai lang lấy củ, bạn có thể thu hoạch thân và lá rau trước sau đó mới thu hoạch củ. Thân và là lang được dùng cho gia súc ăn. Ngoài ra, phần lá non và ngọn rau cũng được con người sử dụng rất nhiều.

Củ lang có khá nhiều loại.
Củ lang có khá nhiều loại.

Cách trồng khoai lang lấy củ

Để trồng khoai lang ra nhiều củ, củ to khỏe, năng suất cao bạn hãy chuẩn bị và thực hiện trồng theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị đất trồng

Để củ dễ phát triển nhất, bạn nên trồng khoai lang trên loại đất pha cát hay loại đất thịt nhẹ đảm bảo độ tơi xốp.

Trước khi trồng bạn nên trộn đất với phân hữu cơ như những loại phân chuồng ủ hoai, phân trùn quế… để tăng độ dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng nên trộn thêm xơ dừa, vỏ trấu, mùn hữu cơ và than bùn,…

Đặc biệt, bạn nên bón vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước khi trồng để loại bỏ mầm bệnh tiềm ẩn trong đất.

Dụng cụ trồng

Nếu gia đình có đất phù hợp thì bạn hãy trồng ra đất. Nhưng nếu không, bạn hãy tận dụng bao xi măng, khay chậu hoặc thùng xốp hay những loại chậu nhựa thông minh hoặc chậu ghép đều rất tốt. Dụng cụ trồng ngoài điều kiện thoát nước tốt thì bạn cần chuẩn bị những vật dụng có chiều cao ít nhất 0,5m để dễ dàng nuôi củ.

Chuẩn bị giống khoai lang

Như đã nói bên trên, hiện nay có khá nhiều giống khoai lang trên thị trường như khoai lang nhật, khoai lang ruột tím, khoai lan ruột trắng,… Tùy theo nhu cầu cũng như mục đích sử dụng mà bạn chọn giống phù hợp.

Để nhân giống khoai lang bạn hãy chuẩn bị những đoạn thân hoặc củ. Thông thường người ta dùng thân cây. Bạn chuẩn bị những đoạn thân già nhưng chưa có rễ và hoa. Đoạn thân làm giống cần phải thẳng, khỏe mạnh và chứa tầm 5 – 6 mắt thân và 3 – 4 lá ngọn. Độ dài đoạn khoai lang giống tiêu chuẩn là từ 30 – 35cm.

Tiến hành trồng khoai lang lấy củ

Bạn nên chọn thời điểm mát mẻ để trồng nhằm giúp cây thích nghi dễ dàng hơn. Nên trồng vào buổi chiểu mát.

Trước khi trồng, bạn hãy tưới nước cấp ẩm cho đất.

Lên luống thẳng hàng rồi dâm những đoạn khoai lang giống vào đất. Bạn vùi đoạn thân xuống đất, chỉ chừa lại phần ngọn tầm 10cm cùng với 3 lá ngọn là được.

Mỗi hố trồng cách nhau 20 – 25cm. Sau khi trồng bạn nhấn chặt gốc để giữ cố định cây giống.

Thời gian một tuần đầu tiên, bạn nên tưới nước vào rãnh nếu trồng ngoài đất hoặc tưới nước thường xuyên đối với trồng trong những dụng cụ khác để cung cấp độ ẩm đủ cho cây nhanh mọc rễ.

Nếu có thể, bạn hãy phủ rơm rạ để che mát gốc cây. Đồng thời bạn dùng phân xanh, phân chuồng độn giữa luống để giữ đất đủ độ ẩm cho giai đoạn sinh trưởng đầu tiên của khoai lang.

Mỗi gốc cách nhau 20 – 25cm.
Mỗi gốc cách nhau 20 – 25cm.

Cách chăm sóc khoai lang

Để cây tươi tốt và năng suất củ đạt yêu cầu, quá trình cây sinh trưởng và phát triển bạn nên lưu ý những yếu tố sau:

Tưới nước

Sau khi trồng bạn lưu ý tưới nước thường xuyên để cấp ẩm cho đất. Chỉ 2 – 3 ngày sau khi giâm là dây lang mọc rễ và bắt đầu lên lá non.

Bạn nên dựa vào tình hình thời tiết mà có chế độ tưới tiêu nước phù hợp. Đối với những ngày mưa, vấn đề thoát nước cần thực hiện triệt để để không gây ngập úng thối củ.

Bấm ngọn

Để dây khoai lang ra nhiều nhánh và đẻ nhiều củ, bạn cần thực hiện việc bấm ngọn. Nên bấm ngọn từ khi cây được 20 – 25 ngày tuổi và thực hiện liên tục sau 7 – 10 ngày. Mỗi lần bấm ngọn bạn nên cắt phần ngọn dài 20 – 25cm.

Vun xới

Bạn nên thường xuyên vun xới gốc dây lang. Lưu ý hãy xới sâu để đứt rễ phụ.

Sau khi trồng 40 – 50 ngày bạn hãy nhấc dây lên cho đứt bớt rễ phụ lần 2. Đồng thời bạn vun đất vào gốc cây để tập trung nuôi củ.

Lúc này củ đang hình thành, bạn không nên động nhiều vào gốc để củ hình thành và phát triển tốt, không bị hư hại.

Bón phân

Đợt phân đầu tiên bạn nên bón khi cây được 15 ngày tuổi. Hãy dùng phân đạm, phân trùn quế, phân gà, phân dê,… hòa loãng vào nước rồi tưới vào gốc cây.

Cứ 15 – 20 ngày bạn lại bón thêm đợt phân nữa bằng phân đạm, urê và kali pha loãng.

Tưới nước, bấm ngọn, vun xới, bón phân là những việc cần quan tâm.
Tưới nước, bấm ngọn, vun xới, bón phân là những việc cần quan tâm.

Thu hoạch

Khi trồng được 30 ngày bạn đã có thể thu dần lá và ngọn lang. Sau tầm 90 – 100 ngày bạn có thể tiến hành thu hoạch củ khoai lang. Nên thao tác nhẹ nhàng để chất lượng củ không bị ảnh hưởng.

Sau khi thu hoạch, bạn nên bảo quản củ nơi thoáng mát.

Tác dụng của củ khoai lang

Hàng ngày chúng ta vẫn thường xuyên dùng củ khoai lang dưới nhiều hình thức như luộc, nấu canh,… nhưng bạn đã biết chúng có nhiều công dụng trong đời sống chưa? Sau đây là những lợi ích mà củ khoai lang đem lại cho sức khỏe:

  • Tốt cho những bệnh nhân tiểu đường;
  • Giúp cho quá trình giảm cân;
  • Ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin A của cơ thể;
  • Thúc đẩy các cơ quan hoạt động mạnh mẽ, chống sưng viêm;
  • Giảm nguy cơ những bệnh tim mạch;
  • Giảm căng thẳng thần kinh, tăng cường trí nhớ;
  • Ngăn ngừa một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết,…
  • Làm đẹp da, đẹp tóc;
  • Hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa huyết áp…
Khoai lang luộc là món quen thuộc nhất.
Khoai lang luộc là món quen thuộc nhất.

Như vậy đến đây bạn đã nắm được cách trồng và chăm sóc như thế nào để khoai lang cho củ nhiều và năng suất cao rồi đấy. Việc trồng khoai lang lấy củ không khó nhưng cần chăm sóc cẩn thận. Đây là loại củ có giá trị dinh dưỡng tốt mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao nên nếu có đất hay điều kiện trồng phù hợp bạn hãy tự trồng nhé.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe!

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Trồng khoai theo hàng trên luống.

Cách trồng khoai môn, khoai sọ đơn giản theo chuẩn nhà vườn

Kích thích nảy mầm trước khi trồng.

Tự trồng khoai tây tại nhà theo cách đơn giản hiệu quả nhất

Củ từ khi luộc sẽ có nhiều bột, vị ngọt, thơm ngon.

Cách trồng khoai từ đơn giản nhất nhưng vẫn đạt năng suất cao

Ở Việt Nam có khá nhiều loại khoai.

Các loại khoai phổ biển nhất ở Việt Nam và cách phân biệt

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn