Đơn vị thi công cây xanh Quảng Ngãi chuyên nghiệp, uy tín

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí quyết trồng dưa gang đơn giản bằng chậu nhựa thông minh

Các loại dưa và những điều cần lưu ý khi thưởng thức chúng

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Lan phi điệp có mấy loại? Trồng và chăm sóc có dễ không?

Lan quân tử hợp với tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc dễ không?

Nuôi cá rô phi trong bể xi măng đạt năng suất và thu nhập cao

Nhờ đặc điểm thơm ngon, mềm thịt mà không nhiều xương dăm nên cá rô phi được nhiều người ưa chuộng và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau từ chiên, nướng, hấp, kho,… Cũng nhờ nhu cầu thị trường cao nên nghề nuôi cá rô phi phát triển. Trước đây, bạn thường thấy nông dân nuôi cá trong ao hồ. Tuy nhiên, hiện nay nhiều hộ nông dân tiên tiến đã cải tiến hồ nuôi thành những bể xi măng. Hãy cùng KhuyenNongTPHCM tìm hiểu kỹ hơn về mô hình này và cách nuôi cá hiệu quả nhất nhé!

Cá rô phi.
Cá rô phi.

Đặc tính của cá rô phi

Đây là loài cá được nuôi nhiều ở Việt Nam. Chúng sống khỏe mạnh ở nhiệt độ nước từ 25 – 30 độ C với độ mặn từ 0 – 0,4%. Bạn có thể nuôi cá rô phi trong nước sông, suối, ao hồ cả nước ngọt và nước lợ. Độ pH thích hợp từ 6,5 – 8 với hàm lượng oxy hòa tan khoảng 3mg/l.

Đây được xem là loài cá ăn tạp, dễ nuôi. Cá rô phi có thể ăn mùn bả hữu cơ và các loại tảo ở tầng đáy. Ngoài ra, chúng ăn cả ấu trùng, côn trùng và các loài thực vật thủy sinh.

Tuy nhiên, đối với việc nuôi cá số lượng nhiều, bạn có thể dùng các loại thức ăn công nghiệp được chế biến từ những loại cá, tôm, cua, ốc, bột bắp, bột khoai lang, khoai mì, bột lúa, bã đậu phộng, bã đậu nành,… để đạt năng suất cao và nhanh thu hoạch nhất, chỉ mất tầm 5 – 6 tháng là có thể xuất bán.

Cá rô phi sống khỏe mạnh ở nhiệt độ nước từ 25 – 30 độ C.
Cá rô phi sống khỏe mạnh ở nhiệt độ nước từ 25 – 30 độ C.

Chuẩn bị trước khi nuôi cá rô phi

Xử lý bể xi măng nuôi cá

Tùy vào số lượng cá định nuôi mà bạn chuẩn bị diện tích bể phù hợp. Vì cá rô phi ưa sống ở môi trường nước rộng rãi và kích thước cá trưởng thành lớn nên bạn cần ao nuôi rộng rãi để chúng sinh trưởng tốt.

Bể nuôi cá rô phi thường có độ sâu từ 1,2 – 1,5m. Khi dùng bể xi măng, bạn sẽ hạn chế được hiện tượng rò rỉ nước cũng như tránh được việc thất thoát số lượng cá. Hơn nữa bạn sẽ quản lý được nguồn nước bơm vào bể để tránh những loại nước nhiễm khuẩn dễ khiến cá bị nấm bệnh.

Trước khi thả cá vào nuôi, bạn nên tiến hành xử lý bể. Mục đích là để làm sạch bể. Tùy theo tình trạng bể mà có cách xử lý khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Đối với bể mới, bạn hòa tan phèn chua vào nước rồi ngâm bể trong khoảng 1 tuần để loại bỏ những vết xi măng mới còn đọng trên thành bể. Sau khi ngâm, bạn xả sạch nước rồi rửa sạch lại bằng nước sạch rồi ngâm tiếp vài ngày nữa. Sau đợt ngâm này, bạn xả sạch nước rồi rửa lại bể. Cuối cùng ban cho vôi vào bể để ổn định độ pH.
  • Đối với việc nuôi cá rô phi trong bể xi măng cũ, bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ sau đó ngâm nước trong vài ngày rồi bơm nước vào. Bạn cũng cần bón vôi vào bể để ổn định độ pH.

Với loại bể này, việc xử lý bể không mất thời gian và cũng không tốn kém nhiều.

Chuẩn bị giống cá

Đối với quá trình nuôi cá rô phi, việc chọn giống giữ một vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng đàn cá.

Khi chọn giống cá rô phi, bạn nên lựa chọn những con khỏe mạnh, bơi nhanh nhẹn. Cá giống có thân nguyên vẹn, không bị xước, vây vảy còn nguyên và cá không bị viêm loét. Ngoài ra, kích thước cá giống phải đồng đều để khi nuôi chung chúng không cạnh tranh nhau và phát triển đều nhau.

Dựa vào diện tích bể nuôi mà bạn chuẩn bị số lượng cá giống phù hợp. Mật độ thả cá rô phi từ 5 – 8 con/m2 để cá đủ không gian sống.

Cá giống phải có kích cỡ đều nhau để phát triển đều đặn, hạn chế cạnh tranh.
Cá giống phải có kích cỡ đều nhau để phát triển đều đặn, hạn chế cạnh tranh.

Lưu ý khi thả cá giống

Khi thả cá giống vào bể, bạn nên lựa chọn thời điểm mát mẻ, tránh tiến hành khi trời mưa hay đang nắng nóng. Tốt nhất là thả cá rô phi vào buổi sáng sớm hay lúc chiều mát.

Trước khi thả cá vào nước, bạn nên để cá thích nghi với môi trường mới bằng cách ngâm bịch cá trong ao từ 10 – 15 phút. Sau đó dùng thau lớn múc nước trong bể vào thau, cho vào ít muối và hòa tan vào nước với nồng độ 2 – 3% rồi tắm cá trước khi cho chúng vào bể để loại bỏ mầm bệnh tiềm ẩn.

Khi nuôi cá rô phi, bạn nên lưu ý rằng cá chỉ chịu được nhiệt độ thấp nhất là 6 độ C. Do vậy, nếu bạn nuôi cá ở những vùng có khí hậu mùa đông lạnh thì nên cân nhắc. Tốt nhất là bắt đầu nuôi cá vào khoảng tháng 2 – 3 đến tháng 7 – 8 thì thu hoạch.

Tham khảo thêm : Nuôi cá chép cảnh trong bể xi măng sạch đẹp lại dễ chăm sóc

Để cá làm quen với môi trường mới rồi mới thả để chúng không bị sốc.
Để cá làm quen với môi trường mới rồi mới thả để chúng không bị sốc.

Kỹ thuật nuôi cá rô phi

Chế độ ăn

Loại bể cá bằng xi măng sẽ giúp bạn chăm sóc cá thuận tiện hơn. Chế độ ăn của cá rô phi như sau:

  • Thức ăn của cá bao gồm các loại tôm cua, ốc, tép, cá tạp,… Bạn có thể cho cá ăn những con mồi nhỏ hoặc cũng có thể chế biến chúng bằng cách trộn với cám gạo, bột bắp hay những chế phẩm sinh học để ủ lên men thức ăn. Điều này sẽ giúp cá nâng cao sức đề kháng, lớn nhanh và đồng đều hơn.
  • Khi xây dựng khẩu phần ăn trong quá trình nuôi cá rô phi, bạn nên cân đối những yếu tố như: nhu cầu của cá, tình trạng sức khỏe và tình hình thời tiết.
  • Mỗi ngày bạn nên cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối với lượng thức ăn thích hợp.
  • Ngoài nhữn thức ăn trên, bạn nên bổ sung thêm thức ăn dạng cám viên công nghiệp với lượng như su: Giai đoạn cá bé dưới 100 gam, bạn cho cá ăn với khẩu phần bằng 5 – 7% trọng lượng thân cá. Giai đoạn cá lớn, khẩu phần ăn bằng 2 – 4% trọng lượng thân cá.

Môi trường sống của cá rô phi

Khi nuôi cá rô phi trong bể xi măng, bạn nên chú ý đến môi trường sống của cá. Chỉ cần thay nước đều đặn để cá sống ở môi trường sạch sẽ, giàu oxy để cá khỏe mạnh.

Nếu có nhiều bể nuôi cá, bạn nên phân loại cá theo từng giai đoạn tăng trưởng của cá để chúng không cạnh tranh nhau gây tổn thương cá.

Thu hoạch

Bạn mất thời gian khoảng 5 – 6 tháng để nuôi và chăm sóc cá rô phi. Khi cá đạt kích thước từ 500 – 600 gam, bạn có thể tiến hành thu hoạch. Ban đầu bạn có thể thu hoạch tỉa cho đến khi cá đạt 7 – 8 tháng tuổi bạn thu hoạch toàn bộ cá trong bể.

Sau 7 – 8 tháng bạn thu hoạch toàn bộ cá trong bể.
Sau 7 – 8 tháng bạn thu hoạch toàn bộ cá trong bể.

Như vậy, mô hình nuôi cá rô phi bằng trong bể xi măng cũng khá đơn giản, bạn có thể dễ dàng thực hiện để cải thiện kinh tế gia đình. Loại bể này vừa vệ sinh lại vừa tránh thất thoát cá trong quá trình chăm sóc. Đồng thời chúng giúp bạn kiểm soát tốt mầm bệnh trên thân cá. Chính vì vậy năng suất cá và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn so với nuôi bằng hồ ao thông thường.

Có thể bạn quan tâm : Nuôi cua đồng với những kỹ thuật đơn giản đạt năng suất cao

4/5 - (4 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Hiện nước ta có 4 loại ba ba phổ biến.

Con ba ba có dễ nuôi không? Kinh nghiệm nuôi ba ba thịt

Rùa nước ngọt chân có màng bơi.

Nuôi rùa nước ngọt làm cảnh dễ hay khó? Phù hợp với mệnh nào?

Rùa cạn đang được nuôi dưỡng như những loại thú cưng.

Rùa cạn được nuôi như thú cưng bằng các phương pháp đơn giản

Cá lóc được dùng làm nhiều món ăn khác nhau.

Cá lóc – đặc điểm, công dụng và cách nuôi chuẩn năng suất cao

Cá chép cảnh là loài cá được ưa chuộng.

Nuôi cá chép cảnh trong bể xi măng sạch đẹp lại dễ chăm sóc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn