Đơn vị thi công cây xanh Quảng Ngãi chuyên nghiệp, uy tín

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí quyết trồng dưa gang đơn giản bằng chậu nhựa thông minh

Các loại dưa và những điều cần lưu ý khi thưởng thức chúng

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Lan phi điệp có mấy loại? Trồng và chăm sóc có dễ không?

Lan quân tử hợp với tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc dễ không?

Rùa cạn được nuôi như thú cưng bằng các phương pháp đơn giản

Trước kia, giống rùa cạn thường chỉ sống hoang dã hay được nuôi ở những sở thú. Nhưng những năm gần đây, số người yêu thích loài vật này tăng nên chúng dần được “nâng cấp” lên làm thú cưng trong nhà giống như chó, mèo,… Hiểu được điều này, Khuyến Nông TPHCM sẽ dành thời gian chia sẻ về cách nuôi dưỡng loài vật này từ chăm sóc, cho ăn cho đến vệ sinh,… để bạn có thể dễ dàng sở hữu chúng.

Rùa cạn đang được nuôi dưỡng như những loại thú cưng.
Rùa cạn đang được nuôi dưỡng như những loại thú cưng.

Giới thiệu về giống rùa cạn

Đây là một trong những loại bò sát thuộc họ Rùa. Chúng còn được biết đến với tên gọi là rùa núi, tên khoa học là Testudinidae.

Từ kỷ Tam Điệp, loài rùa này đã chuyển hóa hoàn toàn và giữ mãi những đặc điểm bề ngoài cho đến ngày nay. Kích thước thân chúng có khi lên đến 2 mét.

Rùa cạn có lớp vỏ cứng bên ngoài gọi là mai rùa. Bộ phận này dùng để bảo vệ chúng tránh khỏi sự tấn công của các loài thú ăn thịt. Mai rùa được hình thành từ nhiều mảnh ghép. Trong đó, có 5 mảnh phủ vùng xương sống và 8 mảnh sắp 2 bên sườn. Xung quanh mai rùa còn có 23 mảnh ghép nhỏ khác. Những mảnh ghép này thay đổi theo thời gian sống và vòng đời của mỗi chú rùa cạn. Mỗi vòng mảnh phủ tương ứng với 1 năm tuổi.

Cơ thể rùa được bao bọc bên dưới lớp mai và bên trên lớp yếm. Mai và yếm rùa phủ nhiều lớp sừng gọi là keratin.

Mỗi con rùa cạn có 4 bàn chân. Vào mùa đông, nếu sống ở môi trường tự nhiên, chúng sẽ sử dụng bàn chân để đào hang tránh đông. Do vậy mà trên móng chân của rùa trưởng thành xuất hiện nhiều vết trầy lớn.

Thông thường, ban ngày là lúc chúng hoạt động, đặc biệt là khi hoàng hôn. Giống rùa khá chậm chạp và thường di chuyển một cách nhút nhát. Đây còn là loài vật rất nhạy cảm với môi trường.

Họ Rùa cạn có đến gần 60 loài khác nhau và được phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và vùng gần xích đạo.

Rùa cạn châu Phi – một trong những giống rùa đẹp nhất.
Rùa cạn châu Phi – một trong những giống rùa đẹp nhất.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rùa cạn

Nhiều người yêu thích giống rùa và muốn nuôi nhưng chưa biết cách. Bằng những hướng dẫn sau đây, hy vọng bạn sẽ có thêm tự tin để có thể tự nuôi tại nhà những chú rùa cưng yêu này. Một số kỹ thuật không thể bỏ qua sau đây:

Chuẩn bị lồng nuôi

Lồng nuôi rùa cạn phải đảm bảo tính thoải mái về không gian sống, bên trong có nơi ẩn nấu, có đầy đủ hệ thống sưởi ấm và không thể thiếu máng ăn, máng uống. Bạn làm lồng bằng gỗ là phù hợp nhất.

Chọn giống rùa cạn

Như đã đề cập bên trên, hiện có đến gần 60 giống rùa cạn khác nhau. Tùy theo khả năng tài chính cũng như sở thích mà bạn chọn giống phù hợp.

  • Đối với những con rùa có kích thước lớn đã sống được nhiều năm thì thường việc chăm sóc sẽ dễ dàng hơn.
  • Đối với những con rùa còn nhỏ, khả năng thích nghi, chống chọi của chúng với điều kiện môi trường không cao nên bạn sẽ cần công chăm sóc nhiều hơn.

Ngoài ra, tùy theo nhu cầu mà bạn chọn giống đực hay cái.

  • Nếu bạn muốn nuôi rùa cạn với mục đích nhân giống thì nuôi rùa cái. Giá thành của giống cái sẽ cao hơn do chúng có khả năng sinh sản.
  • Chọn nuôi rùa đực khi bạn không có ý định nhân đàn hoặc nuôi với mục đích kinh tế vì rùa đực có kích thước lớn và nhiều thịt hơn.

Kỹ thuật cho rùa ăn

Khi nuôi rùa cạn, bạn lưu ý dựa vào trọng lượng, giống rùa, điều kiện môi trường và kích thước con mà có chế độ ăn phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Những ngày lạnh, rùa càng trở nên chậm chạp, khả năng tiêu thụ thức ăn cũng giảm sút nên bạn không cần cho ăn nhiều.
  • Rùa không có khả năng nhai thức ăn, chúng chỉ lấy thức ăn vào miệng rồi nuốt. Do đó, bạn hãy xé nhỏ hay băm nhuyễn thức ăn trước khi cho vào máng. Đối với mỗi giống rùa khác nhau sẽ thích ứng với những loại thức ăn khác nhau.
  • Rùa ăn ít và chia làm nhiều bữa. Chính vì thế, bạn nên cung cấp thức ăn suốt cả ngày. Vào buổi tối, bạn nên dọn sạch sẽ đồ thừa để tránh ôi thiu tạo điều kiện cho côn trùng tấn công.
  • Đĩa đựng thức ăn nên có kích thước thoải mái đối với kích thước miệng rùa để chúng dễ dàng lấy thức ăn.

Rùa cạn ăn gì?

Rùa thường chỉ ăn chay, thức ăn phù hợp là rau tươi, đạm, canxi,… để chúng đủ chất.

  • Bạn có thể cho rùa cạn ăn nhiều loại rau tươi khác nhau như mầm đậu, bông cải, hạt đậu xanh… hay dưa hấu để cung cấp canxi đầy đủ.
  • Nên cho ăn bánh quy mềm để cung cấp chất đạm.

Lưu ý khi cho rùa ăn cần đầy đủ những nhóm chất. Thừa protein và thiếu canxi sẽ làm hệ xương và mai rùa trở nên mềm yếu, không cứng cáp. Bạn có thể bổ sung thêm bột canxi lactate có bán sẵn ở tiệm thức ăn thú cưng sau đó trộn vào thức ăn. Nếu không bạn có thể cho ăn kèm mai mực.

Hạn chế cho rùa cạn ăn những thức ăn giàu phốt pho, nghèo canxi như chuối, nho, cải bó xôi…

Rùa rất thích ăn rau xanh.
Rùa rất thích ăn rau xanh.

Cách chăm sóc rùa cạn

Chế độ sưởi ấm

Tùy theo giống rùa mà bạn cho chúng sưởi ấm trong thời gian khác nhau nhưng tối thiểu là sưởi 6 giờ mỗi ngày dưới ánh đèn.

Thời gian bật và tắt đèn sưởi nên theo lịch hàng ngày để rùa quen với thói quen ăn ngủ theo giờ giấc cố định.

Ngoài ra, bạn còn theo khí hậu vùng miền để có chế độ tắm nắng hay sưởi ấm cho rùa cạn hợp lý nhất. Những hôm trời lạnh chúng sẽ thích sưởi ấm nhưng khi đủ nhu cầu, tự động rùa đi tránh nắng.

Nhu cầu nước uống và vệ sinh

Ngoài việc cung cấp thức ăn thì cần đáp ứng nhu cầu nước sạch cũng như nơi ẩn náu cho rùa.

Một việc cực kỳ quan trọng là bạn cần giữ vệ sinh lồng nuôi luôn luôn sạch sẽ vì rùa thường trượt chân vào máng nước dễ làm bẩn nền lồng. Nên bỏ mùn cưa và cát sạch vào nền lồng cho rùa nằm.

Mỗi tháng tắm rửa vệ sinh cho rùa cạn 1 lần bằng nước ấm, mực nước bặng ½ chiều cao thân rùa. Khi tắm bạn cần vệ sinh mai, bụng, chân và yếm cho rùa bằng bàn chải đánh răng để loại sạch những vết bẩn trên người chúng.

Vệ sinh sạch sẽ, sưởi ấm, tắm nắng đầy đủ để đảm bảo sức khỏe.
Vệ sinh sạch sẽ, sưởi ấm, tắm nắng đầy đủ để đảm bảo sức khỏe.

Với những kỹ thuật cơ bản như trên, chắc chắn những bạn yêu rùa đã hình dung được việc nuôi và chăm sóc những chú rùa cạn đáng yêu rồi đấy. Trước khi bắt đầu nuôi chúng, bạn cần tìm hiểu kỹ về đặc tính của giống rùa ấy để có chế độ ăn uống, tắm rửa, vệ sinh phù hợp nhất. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn.

Chúc bạn sớm nuôi được những chú rùa đáng yêu!

3.7/5 - (3 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Hiện nước ta có 4 loại ba ba phổ biến.

Con ba ba có dễ nuôi không? Kinh nghiệm nuôi ba ba thịt

Rùa nước ngọt chân có màng bơi.

Nuôi rùa nước ngọt làm cảnh dễ hay khó? Phù hợp với mệnh nào?

Cá lóc được dùng làm nhiều món ăn khác nhau.

Cá lóc – đặc điểm, công dụng và cách nuôi chuẩn năng suất cao

Cá rô phi sống khỏe mạnh ở nhiệt độ nước từ 25 – 30 độ C.

Nuôi cá rô phi trong bể xi măng đạt năng suất và thu nhập cao

Cá chép cảnh là loài cá được ưa chuộng.

Nuôi cá chép cảnh trong bể xi măng sạch đẹp lại dễ chăm sóc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn