Đơn vị thi công cây xanh Quảng Ngãi chuyên nghiệp, uy tín

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí quyết trồng dưa gang đơn giản bằng chậu nhựa thông minh

Các loại dưa và những điều cần lưu ý khi thưởng thức chúng

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Lan phi điệp có mấy loại? Trồng và chăm sóc có dễ không?

Lan quân tử hợp với tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc dễ không?

Cây nha đam – đặc điểm, cách trồng, chăm sóc và công dụng

Có một loại cây vừa có thể trồng làm cây cảnh, vừa ăn được, vừa giúp bạn làm đẹp. Đó là cây nha đam, một trong những loại cây trồng phổ biến từ thành thị đến nông thôn. Nếu bạn quan tâm đến cách trồng và những công dụng của chúng thì đừng bỏ qua bài viết này. KhuyenNongTPHCM sẽ giới thiệu đến bạn nhiều thông tin bổ ích về loài cây đặc biệt này từ đặc điểm, cách trồng chăm sóc và cả những công dụng tuyệt vời chúng mang lại. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cây nha đam được nhiều người yêu thích.
Cây nha đam được nhiều người yêu thích.

Đặc điểm

Người ta còn gọi chúng là cây lô hội. Đây là loài cây nhỏ, ngắn và có phần gốc và thân hóa gỗ. Chúng mọc thành bụi, mỗi bụi gồm nhiều lá có dạng hình bẹ mọc vòng quanh thân. Màu lá non nhạt hơn lá già.

Lá cây nha đam mọng nước, phần nước bên trong lá chứa chất nhầy. Mép lá có những gai nhọn giống như một số loại cây xương rồng.

Nha đam cũng có nhiều giống, với mỗi giống thì độ dày mỏng và độ cứng của lá cũng khác nhau. Kích thước lá khoảng từ 20 – 60cm.

Nhiều người thắc mắc rằng loài cây này có hoa hay không? Thực tế thì cây nha đam có hoa. Hoa mọc ra từ nách lá và hướng thẳng lên trời với phần cuống dài đến 1m. Hoa mọc thành cụm gồm nhiều hoa. Mỗi hoa đơn lẻ bao gồm 6 cánh có phần gốc dính vào nhau và có 6 nhị. Ngoài ra, chúng còn có quả dạng nang chứa nhiều hạt.

Ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, người ta thường chuộng giống nha đam Việt Nam với bẹ lá to, có bẹ đạt đến 1kg. Giống này có nhựa màu vàng và phần thịt lá giòn hơn. Chính vì vậy mà chúng được dùng để nấu chè đậu xanh ăn vừa ngon vừa mát lại thanh lọc cơ thể.

Tuy nhiên, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh, giống nha đam Mỹ được trồng nhiều hơn. Giống này có nhựa màu đỏ, phía sau lá có lớp phấn trắng. Năng suất lá đạt hơn nhưng mỗi bẹ lá thường chỉ bằng 1/2 lá nha đam Việt Nam.

Hoa nha đam mọc lên từ nách lá với phần cuống khá dài.
Hoa nha đam mọc lên từ nách lá với phần cuống khá dài.

Cách trồng cây nha đam

Chuẩn bị giống

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại giống nha đam khác nhau. Tùy theo nhu cầu gia đình hay mục đích trồng mà bạn chọn giống phù hợp.

Cây nha đam được nhân giống đơn giản bằng phương pháp vô tính. Dùng chính lá cây để làm giống.

Bạn chỉ cần cắt bỏ đọt cây mẹ và tiếp tục chăm sóc. Chỉ sau 1 năm, xung quanh cây mẹ sẽ xuất hiện rất nhiều cây con. Khi cây con được 10cm, bạn tách cây con trồng riêng. Khi cây được 15 – 20cm, bạn tiến hành đem cây đi trồng.

Dụng cụ trồng

Tùy nhu cầu trồng ít hay nhiều cũng như điều kiện mà bạn chọn trồng cây nha đam ra đất hoặc trồng trong chậu. Tuy nhiên, nếu trồng trong chậu, bạn tiện chăm sóc hơn và thường cây cho năng suất cao hơn.

Tiến hành trồng nha đam bằng thùng xốp

Chuẩn bị giá thể trồng bằng cách trộn vỏ trấu, phân bò ủ hoai, xơ dừa và tro trấu theo tỷ lệ 1:2:0,5:0,3. Sau đó ủ thêm tầm 20-30 ngày với nấm trichoderma (tỷ lệ: 1kg nấm vi sinh trộn 50kg giá thể).

Sau khi chuẩn bị giá thể và sẵn sàng cây con, bạn chogiá thể vào thùng xốp hay chậu trồng với chiều cao bằng 2/3 chậu.

Trồng cây nha đam vào 1 bên thành chậu. Nén chặt gốc và dùng vòi phun sương tưới nhẹ nhàng.

Đặt chậu cây nơi có nhiều ánh sáng (tốt nhất là nắng buổi sáng nhé!). Mỗi ngày tưới 1 – 2 lần để giữ ẩm cho cây.

Trồng cây nha đam vào đất sau đó nén chặt gốc và tưới nước cấp ẩm cho cây
Trồng cây nha đam vào đất sau đó nén chặt gốc và tưới nước cấp ẩm cho cây

Kỹ thuật chăm sóc giúp lá nha đam mau lớn bẹ

Để cây nha đam phát triển khỏe mạnh, cho những bẹ lá “mập ú” bạn nên lưu ý những yếu tố sau:

  • Tưới nước đều đặn và thường xuyên để cây không háo nước và thịt lá không bị đắng.
  • Thường xuyên nhổ cỏ dại để tránh mất dinh dưỡng trong đất nuôi cây.
  • Mỗi tháng bạn nên cung cấp phân urê xuang quanh gốc cây để giúp nha đam chắc lá.
  • Ngoài ra, mỗi năm bạn nên trộn giá thể với phân bò hoai mục rồi bồi thêm vào gốc cây khoảng 3 – 4 đợt vì cây nha đam rất ưa phân bò.
  • Nếu cây có những đốm đen trên lá hay bị sâu bệnh tấn công, bạn nên kịp thời xử lý với những loại thuốc sinh học và loại bỏ những lá hư để tránh lây lan ra những lá khác.

Thu hoạch lá nha đam

Khoảng 1 năm sau khi trồng, bạn đã có thể cắt lá dùng dần. Khi cắt bạn nên dùng dao thật bén cắt nhẹ nhàng và cẩn thận ngay gần sát thân cây nhưng tuyệt đối không làm ảnh hưởng phần thân.

Bạn chọn những lá bên ngoài đạt yêu cầu để cắt trước. Không nên thu cắt quá sớm khiến cây nha đam mất sức không cho những bẹ lá to và ảnh hưởng cả đến quá trình sinh trưởng của cây.

Khi cây có dấu hiệu giảm năng suất, lá nhỏ dần, thân cây cao lên thì bạn nên dùng dao cắt hạ gốc cây xuống để chuẩn bị cho lứa tiếp theo.

Cây nha đam có những tác dụng gì?

Dùng để chữa bệnh

Nha đam hay còn gọi là cây lô hội với vị đắng, mát nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu hay nhuận tràng.

Chất glycoprotein có trong thành phần cây nha đam giúp kháng viêm, trị dị ứng và giúp viết thương nhanh lành.

Ngoài ra, chúng còn góp phần giải độc cơ thể, tăng cường chuyển hóa tại gan, thận và giải độc tố cho các tế bào.

Những ai dùng nha đam thường xuyên sẽ giúp đẩy hết những vi khuẩn có hại bên trong ruột ra ngoài, kích thích tiêu hóa, trị viêm loét dạ dày và ngăn ngừa sỏi thận,…

Nha đam làm đẹp da

Chị em phụ nữ thường ví loài cây này như những loại thần dược giúp kéo dài nét thanh xuân trên làn da cũng như khuôn mặt mình.

Những vấn đề về da như vẩy nến, nấm ngứa hay eczema,… và cả những mụn nước, các loại dị ứng da, vết do côn trùng cắn,… đều bị nha đam đánh bại.

Chị em dùng nước ép nha đam để duy trì làn da căng tràn nhựa sống, giúp ngăn chặn những tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, giúp da bóng mịn, xóa nếp nhăn, tăng độ đàn hồi da, dưỡng ẩm cho da và giảm lượng bã nhờn trên da.

Nha đam được dùng để chế biến món ăn

Bạn có thể chế biến nha đam thành những món ăn giải nhiệt như nấu chè đậu xanh nha đam hay nấu nước nha đam đường phèn siêu bổ dưỡng.

Khi chế biến, bạn hãy gọt bỏ phần vỏ xanh của nha đam đi, giữ lại phần nhựa bên trong. Sau đó rửa qua với nước muối loãng và nước cốt chanh để loại bỏ chất nhớt. Tiếp đến bạn tùy theo sở thích mà biến tấu chúng thành nhiều món hấp dẫn nhé!

Nha đam vừa tốt cho sức khỏe, vừa làm đẹp da lại chế biến được nhiều món ăn thanh lọc.
Nha đam vừa tốt cho sức khỏe, vừa làm đẹp da lại chế biến được nhiều món ăn thanh lọc.

Nha đam có khá nhiều công dụng lại dễ trồng. Chỉ cần bạn thực hiện như những hướng dẫn bên trên là sẽ sớm có những bụi cây nha đam khỏe mạnh cho nhiều bẹ lá. Hãy tự trồng tại nhà để cả gia đình có nguồn dinh dưỡng sạch và nhiên liệu làm đẹp đảm bảo nhé!

Chúc bạn thành công!

5/5 - (2 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Dưa hấu là loại quả được nhiều người yêu thích.

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí có nhiều loại, có loại quả ngắn nhưng cũng có loại quả dài.

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Bên ngoài quả bí chia làm nhiều khía.

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Tùy theo giống mà kích thước và hình dạng bầu khác nhau.

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt rất đơn giản ai cũng tự làm được.

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn