Đơn vị thi công cây xanh Quảng Ngãi chuyên nghiệp, uy tín

Trồng dưa hấu tại nhà dễ hay khó với người mới bắt đầu?

Bí quyết trồng dưa gang đơn giản bằng chậu nhựa thông minh

Các loại dưa và những điều cần lưu ý khi thưởng thức chúng

Tăng năng suất bí xanh nhờ trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

Trồng bí đỏ tại nhà thế nào vừa nhàn vừa thu được nhiều quả?

Cây bầu trồng bằng chậu nhựa thông minh đơn giản năng suất cao

Trồng cà rốt tại nhà vô cùng đơn giản bạn có muốn thử không?

Lan phi điệp có mấy loại? Trồng và chăm sóc có dễ không?

Lan quân tử hợp với tuổi gì? Cách trồng và chăm sóc dễ không?

Con ba ba có dễ nuôi không? Kinh nghiệm nuôi ba ba thịt

Hiện nay, con ba ba đang dần trở thành món khoái khẩu của nhiều người, Theo đó, giá thịt này ngày càng tăng. Nhiều hộ nông dân chuyển qua nuôi con ba ba để cung cấp cho các nhà hàng. Nếu bạn muốn tìm hiểu xem mô hình kinh tế này có khả thi hay không, chúng có khó nuôi không thì đây là bài viết dành cho bạn. Cùng Khuyến Nông TPHCM học hỏi kinh nghiệm nuôi ba ba thịt của những người thành công nhé!

Nuôi con ba ba lấy thịt đang được nhiều người ưa chuộng.
Nuôi con ba ba lấy thịt đang được nhiều người ưa chuộng.

Cách phân biệt các loại ba ba

Ba ba là một loài động vật nằm trong lớp bò sát. Nhìn hình dáng bên ngoài chúng khá giống với con rùa nhưng đây là 2 loài động vật khác nhau. Hiện nay, ở nước ta có một số loại ba ba hoa, ba ba gai, cua đinh hay lẹp suối. Đặc tính chúng có khác nhau đôi chút như sau:

  • Ba ba hoa hay còn gọi là ba ba trơn: thường phân bố ở những vùng nước ngọt ven sông Hồng;
  • Ba ba gai: chủ yếu sống ở đầm hồ, sông suối ở khu vực miền núi phía Bắc;
  • Lẹp suối hay còn gọi là ba ba suối: có kích thước nhỏ hơn, số lượng cũng ít hơn so với 2 loài trên và ưa sống ở những con suối nhỏ nơi rừng núi phía Bắc;
  • Cua đinh chủ yếu sống ở khu vực Tây Nguyên, Đông và Tây Nam Bộ. Người miền Bắc gọi chúng là những con ba ba Nam bộ hay ba ba miền Nam cho tiện phân biệt.

Để phân biệt được 4 loài ba ba kể trên, bạn cần dựa vào màu sắc của da bụng hoặc hoa văn trên bụng. Cụ thể như sau:

  • Đối với ba ba hoa: khi còn nhỏ da bụng chúng có màu đỏ nhưng càng lớn màu đỏ này sẽ nhạt dần. Khi cơ thể đạt trọng lượng từ 2kg trở lên bạn chỉ nhìn thấy màu trắng. Ngoài ra, trên phần da bụng chúng lại có tầm 10 chấm đen to, đậm, càng lớn những chấm này cũng nhạt đi.
  • Những con ba ba gai có phần da bụng màu xám trắng và có nhiều chấm đen nhỏ. Do vậy, khi chúng còn nhỏ, bạn sẽ thấy da bụng có màu xám đen nhưng lớn dần lại chuyển qua xám trắng.
  • Hai giống ba ba suối và ba ba Nam Bộ lại không có chấm đen ở bụng. Bụng của ba ba suối thì có màu vàng bóng, bụng ba ba Nam Bộ thì lại có màu trắng.
Hiện nước ta có 4 loại ba ba phổ biến.
Hiện nước ta có 4 loại ba ba phổ biến.

Hướng dẫn nuôi ba ba

Chuẩn bị ao nuôi

Bạn muốn nuôi những con ba ba thịt một cách nhanh chóng thì trước tiên hãy tạo môi trường ao nuôi phù hợp với điều kiện môi trường sống tự nhiên của chúng.

Tốc độ sinh trưởng và khả năng phòng chống bênh tật của ba ba phụ thuộc chủ yếu vào môi trường đất và nước nơi chúng sống. Theo những người đã từng nuôi thành công loài vật này, môi trường thuận lợi nhất cho chúng là đất, nước bạc màu, hàm lượng N, P, K trong nước thấp. Do đó, những tỉnh miền núi hay trung du nuôi ba ba thuận lợi hơn so với vùng đồng bằng.

Ngoài ra, ao nuôi ba ba cần đảm bảo được vấn đề quản lý đàn ba ba. Kỹ thuật xây dựng ao cần đáp ứng những yếu tố sau:

  • Ao được xây dựng ở nơi yên tĩnh, kín đáo, dễ thoát nước, không bị ngập úng và có nguồn nước sạch để xả vào nuôi.
  • Tùy theo số lượng con ba ba cần nuôi mà chuẩn bị diện tích ao phù hợp. Thông thường ao nuôi ba ba rộng từ 100 – 200 mét vuông (không nên rộng quá 400 mét vuông đối với ao nuôi ba ba bố mẹ và không quá 1000 mét vuông đối với ao nuôi ba ba thịt).
  • Độ sâu ao thích hợp nằm trong khoảng từ 1,5 – 2m tính từ đáy lên đỉnh bờ ao. Theo đó, lượng nước thường xuyên trong ao vào mùa nắng tầm 1 – 1,2m (nuôi ba ba bố mẹ thì sâu hơn 30cm) mùa lạnh thêm 20 – 30cm chiều sâu nữa.
  • Ao nuôi con ba ba thịt cần chuẩn bị nơi nghỉ ngơi cả dưới nước và trên bờ. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị nơi cố định cho chúng ăn để tiện theo dõi sức khỏe.
  • Xung quanh ao bạn cần xây bờ cao để ba ba không vượt ra ngoài, khó quản lý bầy đàn.

Cách chọn và thả giống ba ba

Khi chọn con ba ba giống bạn nên lưu ý chọn những con đồng đều nhau về kích thước cũng như trọng lượng cơ thể.

Nên chọn những giống phù hợp với điều kiện khí hậu vùng miền để dễ nuôi dưỡng và chăm sóc.

Đặc biệt, bạn nên chọn giống có nguồn gốc bố mẹ rõ ràng, những cá thể con đang phát triển khỏe mạnh, không xay xát. Với mỗi đơn vị diện tích ao nuôi, bạn nên nuôi 5 con ba ba đực và 1 con cái.

Kỹ thuật thả giống ba ba cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc một đàn ba ba thịt chất lượng. Thời điểm thả giống thích hợp là tháng 1, tháng 2 âm lịch. Trước khi thả giống, ao nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ.

Tầm 7 – 9 tháng sau, nếu chăm sóc tốt bạn sẽ thu hoạch được ba ba thịt.

Ba ba giống có kích thước đều nhau.
Ba ba giống có kích thước đều nhau.

Con ba ba ăn gì?

Thức ăn của ba ba thường là thức ăn tươi sống, thức ăn công nghiệp và một phần thức ăn khô. Hiện tại, những hộ chăn nuôi thường dùng chủ yếu loại thức ăn tươi sống. Cụ thể mỗi loại thức ăn như sau:

  • Thức ăn sống: Bao gồm những loại sinh vật tươi sống như cá, tôm, cua, ốc, giun,… Trước khi cho ăn, bạn nên rửa sạch, băm nhuyễn để chúng dễ ăn hơn.
  • Thức ăn khô: Cũng được làm từ cá, tôm, tép… phơi khô để dành sử dụng khi không sẵn đồ tươi.
  • Thức ăn công nghiệp: Bạn có thể dùng những loại thức ăn công nghiệp dùng để nuôi cá để cho ba ba ăn do chưa có những sản phẩm riêng cho chúng. Bạn có thể chọn thức ăn giàu đạm (hơn 40% đạm).

Khi cho con ba ba ăn, bạn nên cho thức ăn vào dụng cụ chuyên dụng như mẹt, rổ, nia… để nổi trên mặt nước. Vị trí cho ba ba ăn nên cố định để chúng dễ dàng tìm kiếm nguồn thức ăn.

Một điểm đáng chú ý là không nên cho ăn thức ăn ôi thiu hay thức ăn có tẩm mặn. Ngoài ra, những đợt không khí lạnh, bạn nên cho ba ba ăn thêm thức ăn giàu chất béo để tăng sức chống chọi với thời tiết lạnh.

Cách chăm sóc ba ba

Việc chăm sóc ba ba cũng không yêu cầu kỹ thuật cao và cũng không tốn thời gian. Trong quá trình chăn nuôi, bạn nên lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Quan sát kỹ để phát hiện những biểu hiện khác thường của chúng để có hướng xử lý kịp thời.
  • Kiểm tra chất lượng nước, độ pH trong nước để đáp ứng nhu cầu sống của ba ba.
  • Đặc tính của ba ba là nhút nhát, ưa sống ở nơi yên tĩnh nên bạn tuyệt đối tránh tạo tiếng ồn gần khu vực ao hoặc tránh hành động khuấy nước.
  • Khi những con ba ba thịt đạt trọng lượng 2kg trở lên, bạn có thể thu hoạch, dem bán.
  • Thu hoạch xong mỗi lứa, bạn nên tháo cạn nước, vệ sinh ao hồ, phơi ao vài ngày rồi mới xả nước vào để nuôi lứa tiếp theo.
Thức ăn của ba ba cần được làm sạch.
Thức ăn của ba ba cần được làm sạch.

Giá trị dinh dưỡng của con ba ba

Lợi ích của thịt ba ba đối với sức khỏe

Hiện nay, thịt ba ba được xem là loại thức ăn cao cấp, đem lại giá trị dinh dưỡng cao cho người sử dụng. Theo nghiên cứu, trong mỗi 100gam thịt ba ba có đến 80 gam nước, 16,5 gam protid, 1 gam lipid, 1,6 gam carbohydrat, 107 mg canxi, 1,4mg sắt, 3,7mg axit nicotinic và đặc biệt là giàu vitamin B1, B2, vitamin A, iốt. Do vậy mà từ thịt ba ba người ta đã và đang chế biến thành rất nhiều món không những ngon mà còn bồi bổ cơ thể và góp phần điều trị bệnh tật. Cụ thể các bệnh sau đây:

  • Nhờ vị ngọt, tính bình mà thịt con ba ba có tác dụng dưỡng âm, bổ huyết, tiêu u, thanh nhiệt;
  • Phòng chống nhiều loại bệnh tật nhờ khả năng tăng cường hệ miễn dịch;
  • Chữa nóng trong người, ra mồ hôi trộm, sốt rét lâu ngày;
  • Chữa kiết lỵ, rong kinh, rong huyết;
  • Hỗ trợ sức khỏe cực tốt cho người bệnh lao, viêm thận, viêm gan, xơ gan, tiểu đường;
  • Thịt con ba ba còn giúp cường dương ở nam giới;
  • Tốt cho người gầy yếu, hay hoa mắt, chóng mặt, lòng bàn tay, bàn chân nóng, thường cảm sốt khi chiều về,…

Khi dùng thịt ba ba nên lưu ý

Tuy thịt con ba ba khá ngon, bổ dưỡng nhưng phải dùng thịt những con khỏe mạnh, không bệnh tật. Tuyệt đối không dùng thịt những con đã bị chết trước khi giết mổ hay đã ương. Những loại thịt kém chất lượng đó không những không đem lại lợi ích bồi bổ cơ thể mà còn dễ khiến bản thân người dùng bị ngộ độc gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

Ngoài ra, bạn không nên  kết hợp thịt ba ba với trứng gà, kinh giới hay trái đào vì chúng kỵ nhau. Phụ nữ mang thai hay người đang ốm nặng không nên dùng vì loại thịt này có tính hàn.

Tuy bổ dưỡng nhưng khi dùng nên đúng cách để không nguy hiểm tính mạng.
Tuy bổ dưỡng nhưng khi dùng nên đúng cách để không nguy hiểm tính mạng.

Trên đây là tổng quan những điều cần nắm vững trước khi quyết định nuôi con ba ba thịt. Đây cũng là một hình thức nuôi trồng được nhiều người áp dụng thành công. Nếu bạn quan tâm, hãy tìm hiểu kỹ hơn và đưa ra quyết định cho bản thân và gia đình nhé! Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh và thành công!

 

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng chuyên mục

Rùa nước ngọt chân có màng bơi.

Nuôi rùa nước ngọt làm cảnh dễ hay khó? Phù hợp với mệnh nào?

Rùa cạn đang được nuôi dưỡng như những loại thú cưng.

Rùa cạn được nuôi như thú cưng bằng các phương pháp đơn giản

Cá lóc được dùng làm nhiều món ăn khác nhau.

Cá lóc – đặc điểm, công dụng và cách nuôi chuẩn năng suất cao

Cá rô phi sống khỏe mạnh ở nhiệt độ nước từ 25 – 30 độ C.

Nuôi cá rô phi trong bể xi măng đạt năng suất và thu nhập cao

Cá chép cảnh là loài cá được ưa chuộng.

Nuôi cá chép cảnh trong bể xi măng sạch đẹp lại dễ chăm sóc

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn